Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 8 bài 31: Tính chất ứng dụng của hidro mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
CHƯƠNG 5 : HIĐRÔ - NƯỚC
Bài 31 : TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được Hiđrô là 1 chất khí, nhẹ nhất trong tất cả các khí, có tính khử. Khí H2 tác dụng với ô xi ở dạng đ/c và hợp chất.
- Biết được hỗn hợp giữa khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ để vận dụng hợp lý.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS làm được TN đốt và thử H2 đúng theo quy tắc.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày ý kiến.
3. Thái độ: Sự ham thích bộ môn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Biết được Hiđrô là 1 chất khí, nhẹ nhất trong tất cả các khí, có tính khử. Khí H¬2 tác dụng với ôxi ở dạng đ/c và h/chất, hỗn hợp giữa khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sáng tạo …
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: sgk,giáo án
2. Học sinh: Xem lại tính chất của ôxi, đọc trước bài mới.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tính chất ứng dụng của hiđrô - HS biết được Hiđrô là 1 chất khí, nhẹ nhất trong tất cả các khí, có tính khử. Khí H2 tác dụng với ô xi ở dạng đ/c và hợp chất.
- Biết được hỗn hợp giữa khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ để vận dụng hợp lý. - Giải thích kết quả thí nghiệm. Giải bài tập liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: không
A – KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu: HS định hướng nội dung bài học và hứng thú tìm hiểu bài.
Sản phẩm: HS phải hứng thú tìm hiểu về về tính chất ứng dụng của hiđrô.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Hãy cho biết người ta đã bơm vào khinh khí cầu khí gì mà nó có thể bay lên được?
Vậy khí Hiđrô có những tính chất gì? Và còn có những ứng dụng gì khác, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 2: Tính chất vật lí
Mục tiêu: HS biết được tính chất vật lí của khí Hiđrô.
Sản phẩm: HS nêu được cácvtính chất vật lí của khí Hiđrô.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Yêu cầu HS nêu những gì biết được về Hiđro như: KHHH, NTK, CTHH, PTK.
- GV cho HS quan sát lọ đựng khí H2.
Yêu cầu HS nhận xét: trạng thái, màu sắc...
- GV làm TN: Thả quả bóng bay bơm khí H2 trong không khí.
Yêu cầu HS rút ra kết luận về tỉ khối của khí H2 so với không khí.
- GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi ở Sgk.
- Qua việc quan sát và làm thí nghiệm. Yêu cầu HS rút ra kết luận về TCVL của H2.
- GV giới thiệu dụng cụ, hoá chất dùng để điều chế khí H2. Giới thiệu cách thử độ tinh khiết khí H2. - KHHH: H. - NTK: 1.
- CTHH : H2. - PTK: 2.
I. Tính chất vật lí:
1. Quan sát và làm thí nghiệm:
Sgk.
2. Trả lời câu hỏi:
Sgk.
3. Kết luận:
* Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
*Hoạt động 3: Tính chất hoá học
Mục tiêu:
- HS biết được các tính chất hóa học của khí H2, hỗn hợp giữa khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ, giải thích kết quả thí nghiệm.
- HS biết và hiểu được hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt.
Sản phẩm:
- HS trình bày được khí H2 tác dụng với ôxi ở dạng đ/c và hợp chất, hỗn hợp giữa khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ, giải thích kết quả thí nghiệm.
- Nêu được hiđro có tính khử và viết được phương trình minh họa
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* GV làm thí nghiệm:
+ Đốt cháy khí H2 trong không khí.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
+ Đưa ngọn lửa H2 đang cháy vào lọ đựng khí oxi.
- HS quan sát và so sánh với hiện tượng trên.
- GV cho một vài HS quan sát lọ thuỷ tinh.
? Vậy các em rút ra kết luận gì từ TN trên.
- Gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ.
- GV: Có thể thực hiện thí nghiệm tương tự như hình 5.1(b). Phản ứng hiđro cháy trong
oxi toả nhiều nhiệt, vì vậy người ta dùng hiđro làm nguyên liệu cho đèn xì oxi- axetilen để hàn cắt kim loại.
- GV giới thiệu: Nếu lấy tỉ lệ về thể tích:
thì khi đốt hiđro, hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh.
- GV ycầu HS trả lời các câu hỏi trong Sgk.
- GV cho HS đọc bài đọc thêm(Sgk- 109) để hiểu thêm về hỗn hợp nổ.
2. Tác dụng với đồng (II) oxit:
- GV giới thiệu dụng cụ, hoá chất và mục đích thí nghiệm.
* GV làm TN: Cho luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit. Sau đó dùng đèn cồn đốt nóng phần ống nghiệm chứa CuO.
- GV cho HS quan sát, nhận xét hiện tượng.
?Ở nhiệt độ thường có PƯHH xảy ra không.
? Đốt nóng CuO tới khoảng rồi cho luờng khí H2 đi qua, thì có hiện tượng gì.
? Vậy các em rút ra kết luận gì từ TN trên.
- Yêu cầu HS viết PTPƯ.
? Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên.
? Trong p/ư trên H2 có vai trò gì.
- Qua TCHH của H2 yêu cầu HS rút ra kết luận về đơn chất Hiđro.
- GV thông báo: ở những nhiệt độ khác nhau, Hiđro đã chiếm nguyên tố oxi của một số oxit kim loại để tạo ra kim loại. Đây là một trong những phương pháp để đ/c kloại.
* Bài tập: Viết PTPƯHH khí H2khử các oxit sau: a. Sắt(III) oxit.
b. Thuỷ ngân(II) oxit.
c. Chì(II) oxit.
- Yêu cầu các nhóm làm vào phiếu học tập và đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Chuyển tiếp : Chúng ta đã học xong tính chất của H2. Những tính chất này có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với oxi:
a. Thí nghiệm :
Sgk.
b. Nhận xét hiện tượng và giải thích:
- H2 cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh mờ.
- H2 cháy trong oxi với ngọn lửa mạnh hơn
Trên thành lọ xuất hiện những giọt nước.
*Hiđro đã phản ứng với oxi tạo thành nước
- PTHH:
2H2 + O2 2H2O
c. Trả lời câu hỏi :
Đọc thêm (trang – 109).
2. Tác dụng với đồng (II) oxit:
a. Thí nghiệm :
Sgk.
b. Nhận xét hiện tượng :
- Ở thường : Không có PƯHH xảy ra.
- Ở : Bột CuO (đen) đỏ gạch(Cu)
và có những giọt nước tạo thành.
* Hiđro phản ứng với đồng(II) oxit tạo thành nước và đồng.
- PTHH:
H2 + CuO H2O + Cu
(đen) (đỏ gạch)
Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Ta nói H2 có tính khử (khử O2).
* Kết luận:
Sgk.
3H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe
H2 + HgO H2O + Hg
H2 + PbO H2O + Pb
C – LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ:(5’)
Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập để rèn luyện kĩ năng.
Sản phẩm: HS giải được bài tập do GV đưa ra.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
- GV yêu cầu HS trả lời:
1. (MĐ biết) Nêu tính chất vật lí của khí hiđro?
2. (MĐ hiểu) So sánh sự giống và khác nhau về TCVL của hiđro và oxi.
3.(MĐ vận dụng) Đốt cháy 2,8 lit khí hiđro sinh ra nước.
a. Viết PTPƯ.
b. Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho thí nghiệm trên.
c. Tính khối lượng nước thu được.( Thể tích các chất khí đo ở đktc) Đáp án.
Nội dung ghi bài
3.
2H2 + O2 2H2O
2mol 1mol 2mol 0,125mol ?mol ?mol
- Số gam nước thu được là:
D – VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:(5’)
Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề để rèn luyện kĩ năng.
Sản phẩm: HS giải được bài tập hoặc trả lời được câu hỏi do GV đưa ra.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
? Ngoài đơn chất O2, H2 có phản ứng với đơn chất khác hay không? Ví dụ? - H2 + Cl2 2HCl
? Ngoài CuO khí H2 có khử được các oxit khác hay không? Ví dụ? Viết PT?
Bài tập: Viết PTPƯHH khí H2khử các oxit sau: a. Sắt(III) oxit.
b. Thuỷ ngân(II) oxit.
c. Chì(II) oxit.
- Yêu cầu các nhóm làm vào phiếu học tập và đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
3H2 + Fe2O3 3H2O + 2FeH2 + HgO H2O + Hg
H2 + PbO H2O + Pb
E - HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’)
- Học bài và làm bài tập 1, 4, 5 Sgk.
- Xem trước bài mới cho giờ sau.