SBT Hóa học 8 Bài 31: Tính chất của Hidro và ứng dụng | Giải SBT Hóa học lớp 8

875

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 8 Bài 31: Tính chất của Hidro và ứng dụng chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 8 Bài 31: Tính chất của Hidro và ứng dụng

Bài 31.1 trang 43 SBT Hóa học 8: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

B. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

C. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

D. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi nên gầy tiếng nổ mạnh.

Lời giải:

2H+ O2→ 2H2O

Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. 

=> Chọn C.

Bài 31.2 trang 43 SBT Hóa học 8: Phát biểu không đúng là :

A. Hiđro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

B. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt.

D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Lời giải:

Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

=> D sai

=> Chọn D.

Bài 31.3 trang 43 SBT Hóa học 8: Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là

A. 6.1023 phân tử H2       B. 0,6 g CH4

C. 3.1023 phân tử H2O     D. 1,50 g NH4Cl

Phương pháp giải:

+) Tính số mol chất.

+) Tính số mol hiđro có trong chất => khối lượng của hiđro trong từng chất => Kết luận.

Lời giải:

A.nH=6.10236.1023.2=2(mol)=>mH=2.1=2(g)B.nH=0,616.4=0,15(mol)=>mH=0,15.1=0,15(g)C.nH=3.10236.1023.2=1(mol)=>mH=1.1=1(g)D.nH=1,553,5.40,11(mol)=>mH=0,11.1=0,11(g)

Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là 0,11(g)

=> Chọn D. 

Bài 31.4 trang 43 SBT Hóa học 8: Hỗn hợp khí H2 và khí Okhi cháy lại gây tiếng nổ vì

A. hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.

B. phản ứng này toả nhiều nhiệt

C. thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được.

D. hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Lời giải:

Hỗn hợp khí H2 và khí Okhi cháy lại gây tiếng nổ vì thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được.

=> Chọn C.

Bài 31.5 trang 44 SBT Hóa học 8: Trong vỏ Trái Đất, hiđro chiếm 1% về khối lượng và silic chiếm 26% về khối lượng. Hỏi nguyên tố nào có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái Đất ?

Phương pháp giải:

+) Đặt khối lượng vỏ trái đất là x gam.

+) Tính khối lương silic và hiđro.

+) Tính số mol silic và hiđro=> Kết luận.

Lời giải:

Đặt khối lượng vỏ trái đất là x gam:

Vì H chiếm 1% về khối lượng, Si chiếm 26% về khối lượng

mH=1x100gamnH=x100×1molmSi=26x100gamnSi=26x100×28molnHnSi=x100×28×10026x=2826=1413nH=1413nSi

Số nguyên tử của hidro nhiều hơn số nguyên tử của silic.

Bài 31.6 trang 44 SBT Hóa học 8: Để điều chế hiđro người ta cho .............  tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí .................... hiđro cháy cho ............. sinh ra rất nhiều ............. Trong trường hợp này chất cháy là ................. chất duy trì sự cháy là ................ Phương trình hoá học của phản ứng cháy :

...............+...............  ...............

Lời giải:

Để điều chế hiđro người ta cho dung dịch axit HCl tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí hiđro, hiđro cháy cho phân tử nước sinh ra rất nhiều nhiệt . Trong trường hợp này chất cháy là hiđro chất duy trì sự cháy là oxi Phương trình hoá học của phản ứng cháy :

2H2+O22H2O

Bài 31.7 trang 44 SBT Hóa học 8: Có các khí: SO2, O2, N2, CO2, CH4

a) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần ?

b) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?

Lời giải:

a) các khí SO2, O2, N2, CO2, CHđều nặng hơn H2 .

dSO2/H2=642=32;dO2/H2=322=16;dN2/H2=282=14;

dCO2/H2=442=22;dCH4/H2=162=8

b) - Các khí  SO2, O2, COnặng hơn không khí .

dSO2/kk=6429=2,2;dO2/kk=3229=1,1;dCO2/kk=4429=1,5;

- Các khí N2, CH4 nhẹ hơn không khí 

dN2/kk=2829=0,96;dCH4/kk=1629=0,55.

Bài 31.8 trang 44 SBT Hóa học 8: Có một hỗn hợp gồm 60% FeO­3 và 40% CuO về khối lượng. Người ta dùng H2 (dư) để khử 20 g hỗn hợp đó.

a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

b) Tính số mol Hđã tham gia phản ứng.

Phương pháp giải:

a) +) Tính số mol FeO­3 và CuO.

    +) PTHH: 

Fe2O3+3H2to2Fe+3H2O

CuO+H2toCu+H2O

+) Dựa theo PTHH => khối lượng Cu và Fe.

b) Dựa theo PTHH => số mol Hđã tham gia phản ứng.

Lời giải:

Khối lượng FeO­3 trong 20 g hỗn hợp : 20×60100=12(g)

nFe2O3 =121600,075(mol)

Khối lượng CuO trong 20 g hỗn hợp : 

20×401008(g)

nCuO880 = 0,1(mol)

Phương trình hóa học của phản ứng khử H2

Fe2O3+3H2to2Fe+3H2O

1 mol                     3 mol        2 mol 

0,075 mol   0,225 mol  0,15 mol

Theo phương trình hóa học trên , ta có :

mFe=0,15×56=8,4(g)

nH2=0,225mol

CuO+H2toCu+H2O

1 mol              1 mol        1 mol

0,1 mol          0,1 mol     0,1 mol

Theo phương trình hóa học trên :

mCu=0,1×64=6,4(g);nH2=0,1mol

a) Khối lượng Fe : 8,4 g; Khối lượng Cu: 6,4 g.

b) Số mol H2 đã tham gia phản ứng : 0,225 + 0,1 = 0,325 (mol).

Bài 31.9 trang 44 SBT Hóa học 8: Trong các dịp lễ hội, em thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể được bơm bằng những khí gì ? Em hãy giải thích vì sao khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí vào bóng thì bóng không bay được.

Lời giải:

Trong các dịp lễ hội, người ta thường thả bóng, những quả bóng thường được bơm bằng khí hiđro. Từ tỉ khối của hiđro so với không khí, ta thấy : Khí hiđro nhẹ xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.

Bơm không khí thì bóng không bay được vì không khí cộng với khối lượng quả bóng sẽ lớn hơn khối lượng không khí, nên bóng không được đẩy lên.

Bài 31.10 trang 44 SBT Hóa học 8: Người ta dùng khí hiđro hoặc khí cacbon oxit để khử sắt (III) oxit thành sắt. Để điều chế 35 g sắt, thể tích khí hiđro và thể tích khí cacbon oxit lần lượt là (các khí đo ở đktc)

A. 42 lít và 21 lít.                B. 42 lít và 42 lít.

C. 10,5 lít và 21 lít.             D. 21 lít và 21 lít.

Phương pháp giải:

+) Tính số mol Fe

+) PTHH:  3H2+Fe2O3to2Fe+3H2O

+) Dựa vào pt trên tính số mol CO và  H=> Thể tích.

Lời giải:

nFe = 35560,625(mol)

Phương trình hóa học :

3H2+Fe2O3to2Fe+3H2O

3 mol                  1 mol            2 mol 

x mol                                    0,625 mol

x0,625×320,9375(mol)

VH2=0,9375×22,4=21(l)

3CO+Fe2O32Fe+3CO2

3 mol                   1 mol          2 mol 

y mol                                  0,625 mol

y0,625×320,9375(mol)

VCO=0,9375×22,4=21(l).

=> Chọn D.

Bài 31.11 trang 44 SBT Hóa học 8: Có 4 bình đựng riêng các khí sau : không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ ? Giải thích và viết các phương trình hoá học (nếu có )

Phương pháp giải:

Gợi ý: Dùng : Ca(OH)2 dư, que đóm đầu có than hồng, CuO nung nóng.

Lời giải:

Để phân biệt các khí: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic ta có thể tiến hành các thí nghiệm sau :

Cho các khí trên qua nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.

Ca(OH)2+CO2CaCO3+H2O

Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các khí còn lại, khí nào làm bùng cháy que đóm, khí đó là khí oxi.

Cho các khí còn lại qua CuO nung nóng, khí nào làm xuất hiện Cu (màu đỏ) là khí H2.

H2+CuOtoCu+H2O

                 ( màu đen ) (màu đỏ )

(Hoặc khí nào cháy được trong không khí là khí hiđro)

Khí còn lại không làm đổi màu CuO là không khí.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá