Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất

Tải xuống 6 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T1)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
           1. Kiến thức: 
             + Giúp HS hiểu được đơn chất, hợp chất là gì 
             + HS phân biệt được đơn chất kim loại và phi kim
             + HS biết trong một mẫu chất thì các nguyên tử không tách rời mà liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau
         2.Năng lực:
-    Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
-    Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
          3.Phẩm chất:
-    Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
          1. GV : Chuẩn bị tranh vẽ các mô hình của: đồng kim loại, khí oxi, khí hidro, nước và muối ăn
2. HS : Ôn lại tính chất trong bài 2, xem  trước nội dung I, II của bài đơn chất và hợp chất.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A.Khởi động
1.    Ổn định tổ chức: 
2.    Kiểm tra bài cũ: 
          + Viết kí hiệu của các nguyên tố sau và cho biết nguyên tử khối tương ứng: Liti, Beri, Cacbon, Nitơ, Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh.
     Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của tiết học: Tìm hiểu về đơn chất, hợp chất.
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS    Nội dung 
* Hoạt động 1: Đơn chất:
MT: Hiểu được khái niệm đơn chất, đặc điểm cấu tạo của đơn chất. Lấy được ví dụ.
PP: Vấn đáp
NL: Tự học, tư duy 
- GV đặt tình huống: Nói lên mối liên hệ giữa chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
? Nguyên tố hoá học có tạo nên chất không.
- HS đọc thông tin trong Sgk.
- GV thông báo: Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố trừ ...
? Vậy đơn chất là gì. 
- GV giải thích : Có một số nguyên tố tạo ra 2,3 dạng đơn chất ( Ví dụ nguyên tố Cacbon).
- HS quan sát tranh vẽ các mô hình tượng trưng của than chì, kim cương.
- GV đặt ra tình huống: Than củi và sắt có tính chất khác nhau không? 
? Rút ra sự khác nhau về tính dẫn điện, dẫn nhiệt ,ánh kim của các đơn chất.
- GV cho học sinh thử tính dẫn điện và dẫn nhiệt của các kim loại Fe, Al, Cu.
- Học sinh rút ra nhận xét.
? Trong thực tế người ta dùng loại chất nào để làm chất cách điện. (Dùng C trong pin).
? Có kết luận gì về đơn chất.

-HS quan sát tranh mô hình  kimloại Cu và phi kim khí H2, khí O2.
? So sánh mô hình sắp xếp kim loại đồng với oxi, hydro.
? Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng, oxi.
 Khoảng cách nào gần hơn.
 
* Hoạt đông 2: Hợp chất:
MT: Hiểu được khái niệm hợp chất,biết được đặc điểm của hợp chất. lấy được ví dụ.
PP: Nêu giải quyết vấn đề.
NL: Tự học, phân tích so sánh.
- HS đọc thông tin Sgk.
? Các chất: H2O, NaCl, H2SO4...lần lượt tạo nên từ những NTHH nào.
- GV thông báo: Những chất trên là hợp chất.
? Theo em chất ntn là hợp chất.

- GV giải thích và dẫn VD về HCVC và HCHC.

 

- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ mô hình tượng trưng của H2O, NaCl(hình 1.12, 1.13)
? Hãy quan sát và nhận xét đặc điểm cấu tạo của hợp chất.    I. Đơn chất:
1. Đơn chất là gì?

 

- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- K.loại Natri  tạo nên từ nguyên tố Na.
- K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.
* Vậy khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.

* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

 

 

- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.

 

 

*Kết luận: Đ/c do 1 NTHH cấu tạo nên. Gồm 2 loại đơn chất :
+ Kim loại.
+ Phi kim.
2.Đặc điểm cấu tạo:
- Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít  nhau và theo một trật tự xác định.
- Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2).


II.Hợp chất:
1.Hợp chất là gì?

 


VD:
-Nước: H2O      Nguyên tố H     và O.
-M.ăn: NaCl      Nguyên tố Na và Cl.
-A.sunfuric: H2SO4 Nguyên tố H, S và O.
                                                  
* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
- Hợp chất gồm:
   + Hợp chất vô cơ: 
         H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
   + Hợp chất hữu cơ: 
         CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường),
         C2H2 (Axetilen), C2H4 (Etilen)....
2.Đặc điểm cấu tạo:
- Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định


C. Luyện tập:
   - Cho 2 HS lên làm 3 (SGK) tại lớp
   -  Cho cả lớp nhận xét
   - GV nhận xét, bổ sung cần thiết
Giải:
                 Bài 3: 
                         * Các đơn chất là: P, Mg vì tạo bởi 1 NTHH
      * Các hợp chất là: khí amoniac, axit clohidric, canxicacbonat, gluczơ vì mỗi chất trên đều do 2 NTHH tạo nên.

 
Tuần 5
Ngày soạn : 29/10/2020
Ngày giảng:  2/10/2020
 Tiết 8:     
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
            1. Kiến thức: 
             +  Giúp HS hiểu được phân tử là gì, so sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử, biết được trạng thái của chất.
             + Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, so sánh nặng nhẹ của các phân tử.
             + Luyện tập để hiểu kĩ hơn các khái niệm đã được học.
         2.Năng lực:
-    Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
-    Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
          3.Phẩm chất:
-    Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
            1. GV : Chuẩn bị tranh vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14
            2.  HS : Ôn lại I, II của bài đơn chất và hợp chất, làm các bài tập.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Khởi động
      1. Ổn định tổ chức: 
      2. Kiểm tra bài cũ:       HS1: Làm bài tập 1
                                              HS2: Làm bài tập 2
      
Ta đã biết có hai loại chất là đơn chất và hợp chất. Dù là đơn chất hay hợp chất cũng đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên. Để biết đó là các hạt gì chúng ta cùng nghiên cứu bài này.
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS    Nội dung 
* Hoạt động 1:Phân tử:
MT: Hiểu được thế nào là phân tử, lấy được ví dụ.
PP: nêu giải quyết vấn đề
NL: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học
- GV treo tranh vẽ 1.11, 1.12, 1.13 Sgk.
- HS quan sát tranh vẽ mô hình tuợng trưng các phân tử hiđro, oxi, nước.
? Mẫu khí hiđro và mẫu khí oxi các hạt phân tử có cách sắp xếp như thế nào. Nhận xét.
? Tương tự, đối với nước, muối ăn.
? Vậy các hạt  hợp thành của 1 chất thì như thế nào.
- GV: + Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng và kích thước.
+ Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất của chất và đại diện cho chất về mặt hóa học và được gọi là phân tử.
? Phân tử là hạt như thế nào.
- GV giải thích trường hợp phân tử các kim loại; phân tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử như Cu, Fe, Al, Zn, Mg....
HĐ 2: Phân tử khối
MT: Hiểu và tính được phân tử khối của chất
PP: Nêu giải quyết vấn đề.
NL: Tính toán, tư duy
- Cho học sinh nhắc lại định nghĩa NTK.
? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa PTK.
- GV lấy ví dụ giải thích.
      (H2O = 1.2 +16     =  18 đvC;
       CO2   = 12 + 16 . 2 =  44 đvC )
- Từ VD trên HS nêu cách tính PTK của 1 chất.
? Tính PTK các hợp chất sau: O2, Cl2,CaCO3; H2SO4, Fe2(SO4)3....
- HS nêu kết luận.
- Gọi 3 HS đọc phần kết ghi nhớ.    III. Phân tử:


1.Định nghĩa:
VD: - Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
- Nước : 2H liên kết với 1O.
- Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl.

 

 

 

 


* Định nghĩa:  Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

2.Phân tử khối:

* Định nghĩa: (skg) 

 

 

 

 VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.
        CaCO3 = 100 đvC   ; H2SO4 = 98 đvC.

*Kết luận:  ( Sgk )


C. Luyện tập:
    *  Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài:
                  + Phân tử là gi?
                  + Phân tử khối là gì?
                  + Khoảng cách các chất ở các thể rắn, lỏng, khí như thế nào?

 

 

Xem thêm
Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án hóa 8 bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống