Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 8 chủ đề: Công thức hóa học- hóa trị mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
: CHỦ ĐỀ:
CÔNG THỨC HOÁ HỌC – HÓA TRỊ
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
+ Biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một hay 2, 3... kí hiệu hoá học với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi).
+ Biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử.
+ Biết được mỗi CTHH đều còn để chỉ 1 phân tử của chất. Từ CTHH xác định những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.
2.Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
3.Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
* GV : Tranh vẽ các mô hình tượng trưng của đồng, khí hidro, nước, muối ăn.
* HS : Ôn lại các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Khởi động
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra:
+ Đơn chất là gì? Cho ví dụ?
+ Hợp chất là gì? Cho ví dụ?
Các em đã biết người ta dùng KHHH để biễu diễn NTHH. Thế còn chất thì biễu diễn bằng cách nào?
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS Nội dung
*Hoạt động1:Công thức hoá học của đơn chất:
MT: Viết được công thức hóa học của đơn chất và lấy được ví dụ minh họa. Phân biệt được các loại đơn chất.
PP: Nêu giải quyết vấn đề
NL: Tự học, sử dụng kí hiệu hóa học
-GV treo tranh vẽ mô hình tượng trưng một mẫu đồng, khí oxi, khí hydro.
-Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử có trong 1 phân tử mỗi mẫu đơn chất trên.
?Hạt hợp thành của đơn chất là gì? Đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học?
-HS: Hạt hợp thành đơn chất là nguyên tử hoặc phân tử. Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học tạo nên (Mẫu đơn chất kim loại đồng, Đơn chất oxi).
? Có đơn chất nào mà hạt hợp thành là phân tử không?(Phi kim là chất khí).
-Hãy viết công thức hoá học của đơn chất phi kim.
-HS viết công thức chung của đơn chất(Au..).
*Hoạt động2: Công thức hoá học của hợp chất:
MT: Viết được công thức của hợp chất và phân loại hợp chất
PP: Thuyết trình, nêu vấn đề
NL: Tự học, tư duy, sử dụng ngôn ngữ hóa học
- GV treo tranh mô hình mẫu nước, khí cacbonic, muối ăn.
- HS phân tích hạt hợp thành của các chất này.
- HS suy ra cách viết công thức hoá học của hợp chất từ công thức chung của đơn chất.
- HS nêu A,B,C,x,y,z..biểu diễn gì?
- GV lưu ý: Chỉ số là 1 thì không ghi.
- HS viết công thức hoá học của các mẫu trên.
* GV cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ.(Phần công thức hoá học của hợp chất).
- Đại diện nhóm làm, nhóm khác nhận xét. Cách đọc tên.
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của công thức hoá học:
MT: Biết được ý nghĩa của công thức hóa học
PP: Vấn đáp
NL: tư duy, giao tiếp
-GV đặt vấn đề: Các công thức hoá học trên cho ta biết gì.
-HS thảo luận nhóm rồi ghi vào giấy trả lời.
-GV tổng hợp lại.
*GV lưu ý cách viết :
+Ký hiệu: 2Cl và Cl2.
+Chỉ số: CO2.
+Hệ số: 2H2O, 3H2. I.Công thức hoá học của đơn chất:
1.Đơn chất kim loại:
Hạt hợp thành là nguyên tử: Ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.
Ví dụ: Cu, Na, Zn, Fe.
2.Đơn chất phi kim:
-Hạt hợp thành là nguyên tử : Ký hiêu hoá học là công thức hoá học.
Ví dụ:C, P, S.
-Hạt hợp thành là phân tử (Thường là 2): Thêm chỉ số ở chân ký hiệu.
Ví dụ:O2, H2, N2.
*Công thức:
Ax : - A là kí hiệu hóa học của ntố
- x là số nguyên tử
II. Công thức hoá học của hợp chất:
- Công thức hoá học của hợp chấtgồm ký hiệu của nhưng nguyên tố tạo ra chất, kèm theo chỉ số ở chân.
Tổng quát: A B
A B C
Ví dụ: H2O, CO2, NaCl.
*Lưu ý: CaCO3 thì CO3 là nhóm nguyên tử.
III.Ý nghĩa của công thức hoá học:
*Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất cho biết:
-Nguyên tố nào tạo ra chất.
-Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
-Phân tử khối của chất.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
*Hoạt động 4:Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
MT: Biết cách xác định hóa trị của nguyên tố thông qua nguyên tố H, O
PP: Thuyết trình
NL: Tự học
* GV đặt vấn đề: Muốn so sánh khả năng liên kết phải chọn mốc so sánh.
- GV: Cho biết số p và n trong hạt nhân nguyên tử Hidro?
- HS: Có 1p và 1n nên khả năng liên kết của hiđro là nhỏ nhất nên chọn làm đơn vị và gán cho H hoá trị I.
- HS đọc thông tin Sgk.
- GV: Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
- HS cho ví dụ phân tích: HCl, H2O, NH3, CH4.Dựa vào đâu để tính hoá trị của:Cl,O, N, C.
?Với hợp chất không có hydro, thì xác định hoá trị như thế nào.
- HS đọc thông tin sgk.
- HS phân tích ví dụ: K2O, BaO, SO2.
?Xác định hoá trị nhóm nguyên tử như thế nào.
Ví dụ: HNO3, H2SO4, H3PO4, H2O (HOH).
- GV hướng dẫn HS tra bảng hoá trị.
- HS làm bài tâp. 2(sgk).
(KH: K có hoá trị I.
H2S:S ...............II.
FeO: Fe ..........III.
Ag2O: Ag ........ I
SiO2: Si …….. IV)
- HS đọc phần kết luận(SGK).
- Lưu ý: Nguyên tố có nhiều hoá trị.
*Hoạt động 5:Quy tắc hoá trị:
MT: Hiểu và vận dụng quy tắc HT để tính hóa trị của nguyên tố.
PP: Nêu giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
NL: Hợp tác, giao tiếp
HS: Trao đổi cặp đôi vd bảng SGK rút ra quy tắc
- Đại diện nhóm trả lời.
GV phân tích ví dụ dẫn dắt: Đặt dấu bằng: H2O: 2.I = 1.II
SO2: 1.IV = 2.II
- Rút ra công thức tổng quát.
- HS đọc quy tắc.
- GV phân tichs ví dụ về nhóm nguyên tử: H2CO3: 2.I = 1.II
Ca(OH)2: 1.II = 2.I
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 (sgk).
FeSO4: 1.a = 1.II a = II I. Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
* Cách xác định:
+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I , chọn làm đơn vị.
+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví du : HCl: Cl hoá trị I.
H2O:O............II
NH3:N ...........III
CH4: C ............IV
+Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O.(Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị , Oxi có hoá trị II).
Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.
BaO: Ba ..............II.
SO2: S ..................IV.
-Hoá trị của nhóm nguyên tử:
Ví dụ: HNO3: NO3có hoá trị I.
Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.
H2SO4: SO4 có hoá trị II.
HOH : OH .................I
H3PO4: PO4................III.
* Kết luận: Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.
* Kết luận: (Sgk).
II. Quy tắc hoá trị:
tắc:
*CTTQ: AxBy ax = by
*Quy tắc: (sgk)
x,y,a,b là số nguyên
-Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
2.Vận dụng:
a.Tính hoá trị của một nguyên tố:
ZnCl2: 1.a= 2.I a= II
AlCl3: 1.a= 3.I a = III
CuCl2: 1.a = 2.I a= II
Hoạt động của GV và HS Nội dung
1.Hoạt động 6:Tính hoá trị của một nguyên tố:
MT: Biết tính hóa trị của một nguyên tố, nhóm nguyên tử.
PP: Nêu giải quyết vấn đề
NL: Tự học
- HS viết công thức tổng quát.
- HS vận dụng công thức tổng quát để giải: a.x= b.y
- Tương tự: Tính hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: FeCl2, MgCl2, CaCO3, Na2CO3, P2O5.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, HS dựa vào Cl để tính hoá trị các nguyên tố trong hợp chất 3, 4, 5.
- HS rút ra nhận xét về áp dụng quy tắc làm bài tập.
- Xác định hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: K2S, MgS, Cr2S3.
2.Hoạt động 7:
MT: Biết lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào QTHT.
PP: Nêu giải quyết vấn đề
NL: Tự học, sử dụng ngôn ngữ.
- GV cho HS làm bài tập ở Sgk (Ví dụ 1).
- GV hướng dẫn HS chuyển công thức tổng quát thành dạng tỷ lệ:
a.x = b.y
(x, y là số nguyên đơn giản nhất).
- GV hướng dẫn HS cách tính x,y dựa vào BSCNN.
- GV hướng dẫn lập công thức hoá học ở ví dụ 2.
* Lưu ý: Nhóm nguyên tử ở công thức là 1 thì bỏ dấu ngoặc đơn.
* HS đọc đề bài.
P (III) và H.
C (IV) và S (II).
Fe (III) và O.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
- HS tiếp tục làm bài tập 5 (phần 2).
*Bài tập 10.7 (Sbt).
Lập công thức hoá học của những hợp chất tạo bởi 1 nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
Ba và nhóm OH
Cu.............. ..NO3
Al ............... NO3
Na................PO4
Ca................CO3
Mg...............Cl 1.Tính hoá trị của một nguyên tố:
* Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).
- Gọi hoá trị của nhôm là a: 1.a = 3.I
FeCl : a = II
MgCl 2: a = II
CaCO3 : a = II (CO3 = II).
Na2SO3 : a = I
P2O5 :2.a = 5.II a = V.
* Nhận xét:
a.x = b.y = BSCNN.
2.Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
* VD1: CTTQ: SxOy
Theo quy tắc: x . VI = y. II = 6.
Vậy : x = 1; y = 3.
CTHH: SO3
* VD2 : Na (SO4)y
.
CTHH : Na2SO4.
* Bài luyện tập 5:
PxHy : PH3.
CxSy : CS2.
FexOy: Fe2O3.
* Công thức hoá học như sau:
Ba(OH)2.
CuNO3.
Al(NO)3.
Na3PO4.
CaCO3.
MgCl2.
C. Luyện tập: Yêu cầu HS nhắc lại các bước để lập một CTHH khi biết hoá trị
* Cho HS làm bài tập theo nhóm và nộp lại 1 số bài chấm lấy điểm: Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a) K(SO4)2, CuO3, Na2O, FeCl3
b) Ag2NO3, SO2, Al(NO3)2, Zn(OH)2, Ba2OH.
Giải:
Các công thức sai và sửa lại: a) K2SO4, CuO
b) AgNO3, Al(NO3)3, Ba(OH)2