Giáo án hóa học 8 bài 11 : Bài luyện tập số 2 mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 8 bài 11 : Bài luyện tập số 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI LUYỆN TẬP 2
I.MỤC TIÊU :
    1. Kiến thức: 
             + HS được ôn tập Luyện tập về công thức của đơn chất, hợp chất; Luyện tập được cách ghi, cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất, ý nghĩa CTHH, khái niệm về hoá trị và quy tắc hoá trị.
         2.Năng lực:
-    Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
-    Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
          3.Phẩm chất:
-    Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
* GV :  + Phiếu học tập và bảng phụ.
* HS :   + Xem lại các nội dung đã Mở rộng tiết học trước.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Khởi động
      1. Ổn định tổ chức:  
      2. Kiểm tra bài cũ: Khi học
      3. Bài mới: 
                      Nhằm Luyện tập và ôn tập lại các nội dung đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết sắp tới, hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập các nội dung đã học.
CD. Luyện tập, vận dụng
Hoạt động của GV và HS    Nội dung 
*Hoạt động 1:Các kiến thức cần nhớ:
MT: Nhớ và khắc sâu kiến thức về công thức và hóa trị của nguyên tố.
PP: Nêu giải quyết vấn đề
NL:Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học
- HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ về công thức hoá học của đơn chất và hợp chất. 


? HS nhắc lại khái niệm hoá trị.
- GV khai triển công thức tổng quát của hoá trị.

? Biểu thức quy tắc hoá trị.

- GV đưa ra VD, hướng dẫn HS cách làm.

 

 

 

HĐ 2: Vận dụng
MT: Biết tính hóa trị và lập được công thức hóa học của hợp chất.
PP: Nêu giải quyết vấn đề
NL: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học

- GV hướng dẫn HS cách lập công thức hoá học khi biết hoá trị.


- HS: Lập công thức hoá học của:
        + S   (IV) và O.
        + Al (III) và Cl    (I).
        + Al (III) và SO4 (II).

* GV đưa ra một số bài tập vận dụng những kiến thức đã học.
+ BT1: Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O và có PTK là 160 đvC. X là nguyên tố nào sau đây.
  a. Ca.           b. Fe.         c. Cu.         d. Ba.
+ BT2: Biết P(V) hãy chọn CTHH phù hợp với quy tắc hoá trị trong số các công thức cho sau đây.
  a. P4O4 .      b. P4O10 .    c. P2O5 .     d. P2O3 . 


+ BT3:  Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: XO , YH3 .
Hãy chọn CTHH phù hợp cho hợp chất của X với Y trong số các CT cho sau đây:
  a. XY3    b. X3Y   c. X2Y3    d. X3Y2   e. XY 

+ BT4: Tính PTK của các chất sau:
 Li2O, KNO3 (Biết Li=7,O = 16,K=39,N =14)

+ BT5: Biết số proton của các nguyên tố :
 C là 6, Na là 11.
Cho biết số e trong nguyên tử, và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử?    I. Các kiến thức cần nhớ:

 

 


a. Tính hoá trị chưa biết:
 VD: PH3 , FeO , Al(OH)3 , Fe2(SO4)3 .
* PH3:  Gọi a là hoá trị của P. 
   PH3   1. a = 3. 1      a =  .
* Fe2(SO4)3 : Gọi a là hoá trị của Fe.
   Fe2(SO4)3     .
* VD khác : Tương tự.
b. Lập công thức hoá học:
* Lưu ý: - Khi a = b  x = 1 ; y = 1.
               - Khi a  b  x = b ; y = a.
- HS lập:       
         SO2
        AlCl3
        Fe2(SO4)3
II. Vận dụng:

 

 

+ HS:         2. X + 3. 16 = 160.
                                X =  
   X = 56 đvC. Vậy X là Fe 
  Phương án : d.
+ HS:         x. V = y. II
                                 .
                               x = 2; y = 5 
 Phương án : c
+ HS:            X h.trị II.
                    Y h. trị III
Vậy CTHH của X và Y là : X3Y2
 Phương án : d

+ HS:   Li2O    = 2. 7 + 16 = 25 đvC.
            KNO3  = 39 + 14 + 3. 16 = 101 đvC.
+ HS: - Nguyên tố C có : 6 e trong nguyên tử, và 6 e lớp ngoài cùng.
          - Nguyên tố Na có : 11 e trong nguyên tử, và 1 e lớp ngoài cùng.

 

 

Xem thêm
Giáo án hóa học 8 bài 11 : Bài luyện tập số 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa học 8 bài 11 : Bài luyện tập số 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa học 8 bài 11 : Bài luyện tập số 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống