Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 10: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN (T1) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 10: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN (T1)
- Sau khi học song học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
- Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK. Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ
đồ điện. liên môn công nghệ 8 bài 51, 55, tích hợp tiết kiệm điện năng
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài học (2 phút).
GV: Trong chương trình lớp 8 bài 51, 55 chúng ta công tắc ba cực và vẽ sơ đồ nguyên lí, thiết kế mạch điện sử dụng công tắc ba cực. Trong bài học này, các em sẽ được lắp đặt 1 mạch điện dùng 1 công tắc ba cực để điều khiển chuyển đổi thắp sáng luân phiên 2 đèn (hoặc cụm đèn) với 2 mục đích khác nhau. Đó là nội dung bài thực hành: ……
BÀI 10: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||
Hoạt động 2. Tìm hiểu dụng cụ, vật liệu và thiết bị (3 phút) |
|||||||||
GV cho HS tìm hiểu dụng cụ, vật liệu và thiết bị của bài thực hành.
GV chia nhóm học sinh thực hành. Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm |
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị: HS: nêu dụng cụ, vật liệu và thiết bị của bài thực hành. - Dụng cụ: Kìm điện, tua bvít, khoan điện… - Vật liệu và thiết bị: Dây dẫn điện, bóng đèn, công tác ba cực, … HS hoạt động theo nhóm được phân công
|
||||||||
Hoạt động 3. Tìm hiểu vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện (20 phút). |
|||||||||
GV:Cho học sinh quan sát sơ đồ nguyên lý mạch điện sau đó xác định những yếu tố sau:
? Công tác 3 cực được mắc với 2 đèn như thế nào?
? Mối liên hệ của 2 đèn với hai công tắc? ? Hãy trình nguyên lý làm việc của mạch điện ?
GV: Cho học sinh làm việc theo nhóm để thảo luận phương án sơ đồ lắp đặt mạch điện. GV: Kết luận: Các thiết bị đóng ngắt và bảo vệ được lắp trên bảng điện sao cho đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, an toàn điện, dễ dàng kiểm tra, … |
II. Nội dung và trình tự thực hành. 1. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện. HS: Cực tĩnh 1 của công tác 3 cực được nối với đèn 1 (Đ1) trở về dây trung tính; cực tĩnh 2 ( cực tĩnh còn lại) nối với đèn 2 (Đ2) và cũng trở về dây trung tính. HS: là mối liện hệ trực tiếp. * Nguyên lý làm việc của mạch điện: + Khi bật công tắc sang vị trí 1, mạch điện từ nguồn điện qua công tác K qua đèn Đ1, kín mạch đèn Đ1 – sáng, đèn Đ2 – tắt. + Khi bật công tắc sang vị trí 2, mạch điện từ nguồn điện qua công tác K qua đèn Đ2, kín mạch đèn Đ2 – sáng, đèn Đ1 – tắt. b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện HS: thảo luận và trả lời ….
|
||||||||
Hoạt động 4: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị (15 phút). |
|||||||||
GV: Cho học sinh ghi các số liệu kỹ thuật các dụng cụ, vật liệu và thiết bị vào bảng
GV yêu cầu hs nhận xét, bổ xung. GV kết luận |
2.Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. HS hoạt động nhóm 4 phút hoàn thành yêu cầu Đại diện nhóm lên bảng trình bày bảng dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị. HS nhận xét, bổ xung
|
Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Củng cố:
GV: Để lắp mạch điện chuyển đổi thắp sáng hai đèn thật tốt:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
- Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng.
- Vạch dấu
HS: Tiếp thu
Giao nhiệm vụ về nhà:
GV: - Về nhà tập vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù vật liệu, nghiên cứu quá trình lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
HS: ghi nhiệm vụ