GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1) MỚI NHẤT

Tải xuống 4 1.5 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1)

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

- Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.

- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

  1. Kĩ năng:

- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.

  1. Thái độ:

- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

  1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.

          - Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.

          - Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện…

  1. Học sinh: ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài mới, mang đầy đủ đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học:

  1. Ổn định tổ chức (1 phút)
  2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 Hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?

Lắp đặt kiểu chìm

Lắp đặt kiểu nổi

- Đảm bảo được vẻ đẹp mỹ thuật khi đi dây , tránh tác động của môi trường đến dây dẫn , đảm bảo an toàn điện

- Khó sửa chữa khi hỏng hóc , phải có bảng vẽ kỹ thuật mạng điện lắp đặt khi xây dựng . dây dẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tốt

- Hạn chế mặt mĩ thuật, thời gian bảo dưỡng thường xuyên

 

- Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa,lắp đặt, chi phí thấp.

  1. Bài mới:

Hoạt đọng 1: Giới thiệu bài mới (3 phút)

Để mạng điện trong nhà sử dụng đượcan toàn và hiệu quả, chúng ta cần kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế và sử chữa các bộ phận thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra , đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn hay không? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 2.Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện (15 phút).

 

GV: Hướng dẫn cho học sinh biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà, nhằm phát hiện những hiện tượng có thể  gây ra sự cố cho mạng điện, để báo cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lý.

? Mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em?

Là loại dây gì? Có bị rò điện hay võng xuống không? Có gần cây cối không? Có buộc buộc chặt với nhau hay không?

 

 

? Cách sử lí đối với đường dây không an toàn?

 

 

 

 

GV: Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? tại sao ?

GV: Kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không ? Nếu có cần xử lý như thế nào ?

GV: Hướng dẫn hs kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không. Yêu cầu hs nêu cách sử lí dây hỏng lớp cách điện?

GV: Giáo dục cho học sinh ý thức , thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì lợi ích cộng đồng (khi thấy dây dẫn diện bị đứt, rò điện vướng cành cây phải báo cho người có trách nhiệm, trở thành một tuyên truyền viên giúp mọi người nâng cao ý thức an toàn điện).

1. Kiểm tra dây dẫn điện.

HS: Lắng nghe

Phải cắt điện trước khi kiểm tra

 

 

 

 

HS: Liên hệ trả lời

*Nội dung kiểm tra

- Dây có cũ không, có vết nứt không, có hở lớp cách điện không

- Dây dẫn có buộc chặt với nhau hay không

HS: Nghiên cứu tài liệu kết hợp trao đổi nhóm trả lời: ngắt điện trước khi kiểm tra sử lí đối với dây bị rò điện phải cách điện hoặc thay dây mới, dây bị võng phải căng lại, dây gần vướng cành cây phải chặt bỏ cành cây,dây buộc chặt phải gỡ ra...

HS: Hoạt động nhóm trả lời: không vì sễ nguy hiểm cho con người

HS: Nghiên cứu trả lời.

 

 

HS: Thực hiện kiểm tra dây dẫn theo yêu cầu gv. Suy nghĩ cách sử lí phải thay dây dẫn mới.

 

*Xử lí

- Thay dây mới (lớp vỏ cách điện tốt) để đảm bảo an toàn điện

- Dây dẫn không buộc chặt với nhau để tránh làm tăng nhiệt độ làm hỏng lớp cách điện

Hoạt động 3. Kiểm tra cách điện của mạng điện (15 phút).

 

GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không và nếu giập vỡ thì phải sử lí như thế nào?

2.Kiểm tra cách điện của mạng điện.

HS: Tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn cách sử lí tay ống mới khi ống luồn dây bị dập vỡ hoặc bị bong tróc.

- Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.

Hoạt động 4: củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)

Củng cố:

GV: Nhận xét đánh giá giờ học về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, đảm bảo an toàn điện, cách kiểm tra đã chuẩn chưa.

GV: Tại sao phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà?

GV: Nêu các yếu tố cần kiểm tra của mạng điện?

Giao nhiệm vụ về nhà:

GV:   - Về nhà học bài và nghiên cứu kỹ các cách kiểm tra mạng điện và cách sử lý.

          - Đọc và xem trước phần còn lại, ôn tập nghiên cứu các cách lắp đặt mạng điện, an toàn điện.

 

HS: Lắng nghe rút kinh nghiệm

 

 

HS:  Để đảm bảo an toàn điện.

 

HS: Dây dẫn điện và ống cách điện

 

 

HS: Ghi nhiệm vụ về nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1) MỚI NHẤT (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1) MỚI NHẤT (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1) MỚI NHẤT (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1) MỚI NHẤT (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống