Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.
- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện…
III. Tiến trình dạy học:
? Kiểm tra dây dẫn của mạng điện như thế nào?
HS:
+ Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt .
+ Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát
hiện ra dây dẫn có vết nứt , hở chỗ cách điện .
+ Biện pháp khắc phục :
- Dây dẫn không buộc lại với nhau , tránh làm tăng nhiệt
độ , hỏng lớp cách điện .
- Thay dây mới , dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Để mạng điện trong nhà sử dụng đượcan toàn và hiệu quả, chúng ta cần kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế và sử chữa các bộ phận thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra , đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn hay không? Chúng ta tìm hiểu tiếp
BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
2.Kiểm tra cách điện của mạng điện.
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||
Hoạt động 2.Tìm hiểu cách kiểm tra thiết bị. |
|||||||||
GV:Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì? thường được lắp đặt ở đâu? GV: Các thiết bị thường được lắp ở đâu? GV: Hướng dẫn học sinh cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng. GV: Cho hs quan sát cầu dao và công tắc
? Kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao hướng chuyển động của đóng cắt theo bảng 12.1 sgk tr52
GV: Hướng dẫn kiểm tra cầu chì: được lắp ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt vỡ, dây chì đúng theo yêu cầu kỹ thuật. GV: Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì chảy?
GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra ổ cắm điện: không nên đặt ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi tránh chập mạch, đánh lửa; dùng nhiều ổ ở các cấp khác nhau. GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra phích cắm điện: Không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện.
|
3.Kiểm tra các thiết bị điện HS: Thảo luận trả lời (Cầu dao, công tắc, ổ cắm, phích điện…) HS: Quan sát mạch điện lớp học trả lời (ở bảng điện) HS: Quan sát, hoạt động nhóm trả lời a) Cầu dao, công tắc. - Cách khắc phục ở cột B
HS: Kiểm tra công tắc, cầu dao theo yêu cầu giáo viên
b) Cầu chì. HS: Kiểm tra theo yêu cầu giáo viên - Phải có nắp che, không để hở, số liệu định mức của cầu chì phải phù hợp với yêu cầu làm việc của mạng điện. HS: Tái hiện kiến thức trả lời (nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn chì nên Iđmđồng > Iđm chì có cùng kích thước) c) Ổ cắm điện và phích cắm điện. HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Ổ cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện, để tránh bị chập mạch, đánh lửa…
HS: Tiến hành kiểm tra - Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt. - Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau . - Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt - Các dây nối vào ổ cắm điện , phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật |
||||||||
Hoạt động 3.Tìm hiểu cách kiểm tra đồ dùng điện. |
|||||||||
GV: Nhấn mạnh cho học sinh biết việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết. Nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
? Khi kiểm tra đồ dùng điện cần chú ý phần tử nào của đồ dùng?
? tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng đồ dùng điện như thế nào?
GV: Đưa ra một vài đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện như: hỏng dây dẫn, phích cắm, bị dò điện. Cho học sinh dùng bút thử điện để kiểm tra. GV: Hướng dẫn học sinh cách quan sát, kiểm tra từng nội dung trên và đưa ra cách xử lý. |
4.Kiểm tra các đồ dùng điện. HS: Lắng nghe - Các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ, chi tiết nào vỡ phải thay ngay. - Dây dẫn điện không bị hở cách điện… - Phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện… - Sửa chữa ngay các đồ dùng điện bị hư hỏng HS: Hoạt động nhóm nghiên cứu sgk trả lời (khi kiểm tra cần chú ý các bộ phận cách điện phải còn nguyên vẹn, chi tiết nào vỡ phải thay ngay. Dây dẫn điện không hở lớp cách điện, không rạng nứt, kiểm tra định kì các mối nối. Kiểm tra định kì các đồ dùng điện). HS: Vận dụng kiến thức đã học trả lời (dùng bút thử điện kiểm tra rò điện, bảo dưỡng bằng cách tra dầu mỡ bôi trơn, thay bộ phận, dây dẫn hỏng...). HS: Thực hiện kiểm tra
HS: Thực hiện cách điện, thay dây dẫn.
|
||||||||
Hoạt động 4: củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) |
|||||||||
Củng cố: GV: Nhận xét đánh giá giờ học về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, đảm bảo an toàn điện, cách kiểm tra đã chuẩn chưa. GV: đọc và trả lời câu 1 sgk tr53
GV: Đọc và trả lời câu 2 sgk tr53
Giao nhiệm vụ về nhà: GV: Nhiệm vụ về nhà - Trả lời câu hỏi 1 và 2 vào vở. - Đọc và xem trước phần ôn tập nghiên cứu các cách lắp đặt mạng điện, an toàn điện. - Hệ thống kiển thức bài bằng sơ đồ tư duy |
HS: Lắng nghe rút kinh nghiệm
HS: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả chúng ta phải kiểm ta mạng điện định kì và tiến hành thay thế sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra đảm bảo an toàn cho người và tài sản. HS: Khi kiểm tra bảo dưỡng mạng điện phải kiểm tra: dây dẫn, vật cách điện, các thiết bị và đồ dùng điện,
HS: Ghi nhiệm vụ về nhà
|