GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT

Tải xuống 10 2.2 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Chủ đề 1: Giới thiệu nghề Điện dân dụng (1 tiết)

Tuần 1

Tiết 1

BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

  1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

+ Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

+Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

- Kỹ năng: Biết cách  bảo vệ an toàn điện cho người và thiết bị.

- Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- Giáo viên:  Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài

Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo

Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng

- Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học, có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện.

III. Tiến trình dạy học:

  1. Ổn định tổ chức (1 phút):
  2. Kiểm tra bài cũ (không):
  3. Bài mới

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động1. Giới thiệu bài học (1 phút)

GV: Sản phẩm nghề điện chiếm một tỉ lệ khá cao trong thực tế góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giúp chúng ta định hướng chọn nghế tìm hiểu nghề điện dân dụng

Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

Hoạt động 2. Tìm hiểu về nghề điện dân dụng (8 phút)

 

 

GV: Cho học sinh đọc phần I, cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau:

- Điện năng biến đổi thành dạng năng lượng nào?

- Tìm hiểu nghề điện dân dụng có vai trò gì trong sản xuất?

-Tìm hiểu nghề điện dân dụng có vai trò gì trong sinh hoạt?

GV Bổ sung và kết luận những ý chính.

I.Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống.

HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống.

- Trong sản xuất cũng như trong đời sống hầu hết các hoạt động đều gắn liền với việc sử dụng điện năng.

- Nghề điện góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề.(25 phút)

 

 

 

GV: Đối tượng lao động của nghề giáo viên là học sinh, của nghề y là bệnh nhân vậy đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì?

GV: Bổ sung và kết luận.

 

 

 

GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau:

- Tìm hiểu nội dung lao động của nghề điện.

GV Bổ sung và kết luận những ý chính.

 

 

 

 

GV: Cho h/s nghiên cứu làm bài tập trong SGK

GV: Kết luận.

 

 

GV: Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào ?

GV: Bổ sung và kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau:

+Tìm hiểu yêu cầu của nghề đối với người lao động.

- Kiến thức.

- Kỹ Năng:

- Thái độ:

- Sức khoẻ:

GV: Bổ sung và kết luận.

 

 

GV: Cho học sinh hoạt động nhóm về sự phát triển của nghề điện trong tương lai

GV: Bổ sung và kết luận

 

 

 

GV: Em hãy cho biết nghề điện được đào tạo ở những đâu?

GV: Bổ sung và kết luận

 

 

 

 

 

GV: Em hãy cho biết nghề điện được hoạt động  ở những đâu?

GV: Bổ sung và kết luận

 

GV: Quan sát hình 1.2 một phân sưởng sản xuất động cơ điện  một trong những nơi hoạt động nghề.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.

HS: Hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK trả lời.

-Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và đo lường.

-Nguồn điện một chiều và xoay chiều

-Vật liệu và dụng cụ làm việc.

-Các loại đồ dùng điện.

2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.

HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung.

- Lắp dặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.

- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa , khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện.

Hs làm bài tập

 

 

3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.

HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung.

- Bao gồm:

+ Việc lắp đặt đường dây sửa chữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành : ngoài trời , trên cao, lưu động , gần khu vực có điện.

+ Công tác bảo dưỡng , sửa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện thường được tiến hành trong nhà, trong điều kiện môi trường bình thường.

4.Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động.

HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung.

- Kiến thức: Tối thiểu phải có trình độ văn hoá 9/12.

- Kỹ năng: Sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt mạng điện, trong nhà...

- Thái độ: An toàn lao động, khoa học, kiên trì.

- Sức khoẻ: Đảm bảo sức khoẻ, không bệnh tật

5.Triển vọng của nghề.

HS: Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời

-Nghề điện dân dụng phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

6. Những nơi đào tạo nghề.

HS: Thảo luận trả lời

+ Ngành điện trong các trường kĩ thuật và dạy nghề.

+ Trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp.

+ Các trung tâm dạy nghề các huyện và tư nhân.

7.Những nơi hoạt động nghề.

HS: Thảo luận trả lời

- Hộ gia đình, xí nghiệp, cơ quan nông trại, đơn vị kinh doanh.

-Cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện.

HS: quan sát hình ảnh.

Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.(10 phút)

Củng cố

GV: Trả lời câu hỏi cuối bài.

GV: Nhấn mạnh để làm được nghề điện phải có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học và kiên trì, thận trọng và chính xác.

Giao nhiệm vụ về nhà

GV: Về nhà học bài chuẩn bị bài 2: vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà sưu tầm các mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện.

 

 

HS: Trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

HS: Ghi nhiệm vụ về nhà.

 Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 9)
Trang 9
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỚI NHẤT (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống