GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT

Tải xuống 10 1.7 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

 Sau khi học song học sinh biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng.

  1. Kỹ năng:

Nhận biết được một số vật liệu thông dụng trong thực tế.

  1. Thái độ:

Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng  bài

 II.Chuẩn bị của thầy và trò:

  1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài. Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện.

Liên môn vật lí 7 với phần II

  1. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.

III. Tiến trình dạy học:

  1. Ổn định tổ chức (1 phút):
  2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 ? Nêu những yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?

Trả lời:

Những yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động

Tri thức: có trình độ văn hóa hết THCS, nắm vững các kiến thức cơ bản vẽ kĩ thuật điện, an toàn điện và các quy trình kĩ thuật.

Kĩ năng: nắm vững kĩ năng về đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị và mạng điện.

Sức khỏe: sức khỏe trung bình, không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thất khớp nặng, loạn thị, điếc.

Thái độ: yêu thích các công việc của nghề điện

  1. Bài mới:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1.Giới thiệu bài học (3 phút)

GV: để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng cũng như hoạt động nghề điện dân dụng thì vật liệu điện có vai trò rất quan trọng và vật liệu điện cũng là đối tượng của nghề điện dân dụng.

Tiết 2 - Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

 

Hoạt động 2.Tìm hiểu dây dẫn điện (15 phút)

 

 

GV: Em hãy kể tên một số loại dây dẫn điện mà em biết?

GV: Nhận xét rút ra kết luận.

GV: Cho học sinh quan sát H2.1 hoạt động nhóm làm bài tập vào bảng 2.1 Trong 5 phút.

GV: Nhận xét rút ra kết luận.

 

 

GV: Cho học sinh làm bài tập điền vào chỗ trống để học sinh tránh nhầm giữa lõi và sợi.

?Em hãy phân biệt lõi và sợi của dây dẫn?

GV: Nhận xét rút ra kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

GV: Dây dẫn điện gồm mấy phần?

 

 

 

? Lõi dây dẫn điện thường làm bằng gì?

 

? Vỏ cách điện thường làm bằng chất liệu gì?

GV: Nhận xét.

 

 

 

 

GV: Em hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau?

 

GV: Khi thiết kế lắp đặt mạng điện trong nhà tại sao người công nhân phải lựa chọn dây dẫn điện theo thiết kế của mạng điện?

 

 

GV: Hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện M( nxf )

ví dụ M(2X1.5) đọc :dây dẫn có lõi làm bằng đồng 2 lõi tiết diện 1.5mm.

GV: Cho h/s đọc  trên dây dẫn điện.

I.Dây dẫn điện

1.Phân loại

HS: Nghiên cứu trả lời.

- Một số loại dây dẫn điện: dây trần, dây dẫn bọc cách điện, dây dẫn nhiều sợi.

HS: Đại diện nhóm đứng lên trình bày.

Dây dẫn trần

Dây dẫn bọc cách điện

Dây dẫn lõi nhiều sợi

Dây dẫn lõi một sợi

d

a,b,c

b,c

a

HS: Đại diên học sinh trình bày bài:

Lõi là phần trong của dây, lõi có thể một sợi hoặc nhiều sợi

- Có nhiều loại dây dẫn: Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây trần và dây bọc cách điện.

- Theo vật liệu làm lõi, dây dẫn điện có các loại dây đồng và dây nhôm .

- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và lõi nhiều sợi.

2. Cấu tạo của dây dẫn điện được bọc  cách điện.

HS: nghiên cứu SGK quan sát mẫu vật trả lời.

- Gồm 2 phần chính là phần lõi và vỏ cách điện.

+Lõi làm bằng đồng, hoặc nhôm có tác dụng dẫn điện.

+ Vỏ làm bằng nhựa PVC (polyvinyl clorua) có tác dụng cách điện và đảm bảo an toàn điện.

Ngoài ra có thể có lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học, độ ẩm, nước, chất hóa học.

3. Sử dụng dây dẫn điện.

HS: Hoạt động nhóm trả lời.

Lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng

HS: Nghiên cứu trả lời.

- Lưu ý:

+ Lựa chọn dây dẫn khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà.

+ Sử dụng dây dẫn điện trong cuộc sống hằng ngày.

- M( nxF )

+ M: Là lõi đồng.

+ n: Là số lõi dây.

+ F: Là tiết diện của lõi dây dẫn.

HS: Đọc

Hoạt động 3. Tìm hiểu về dây cáp điện (10 phút)

 

GV: Đưa ra một số mẫu dây dẫn và cáp

Cho học sinh quan sát và phân biệt được hai loại đó?

 

GV: Dây cáp điện có cấu tạo như thế nào ?

 

? Lõi cáp thường làm bằng những vật liệu gì?

? Vỏ cách điện thường làm bằng những vật liệu gì?

 

 

 

GV: Cho học sinh liên hệ thực tế để có thể kể ra cáp điện được dùng  ở đâu ?

 

 

 

 

 

GV: Cho học sinh quan sát hình 2.4 và đặt câu hỏi đối với mạng điện trong nhà dây cáp điện được lắp đặt ở đâu?

 

II. Dây cáp điện

HS: Hoạt động nhóm trả lời.

- Dây cáp điện gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện..

1. Cấu tạo.

HS: Làm việc theo nhóm, quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện?

- Cấu tạo gồm: 3 phần chính;

+ Lõi cáp: thường làm bằng đồng hoặc nhôm.

+ Vỏ cách điện: thường làm bằng cao su lưu hóa, nhựa PVC.

+ Vỏ bảo vệ: chống va đập cơ học, độ ẩm, nước, chất hóa học...

2. Sử dụng cáp điện.

HS: Nghiên cứu trả lời.

Dây cáp điện truyền tải điện năng từ máy phát điện cho những hộ đông người; truyền biến áp; truyền điện cho những hộ đông người; truyền điện cho phụ tải cấp 1 (phụ tải quan trọng phải có điện liên tục)...

HS: Quan sát nghiên cứu trả lời.

Với mạng điện trong nhà, cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện từ lưới điện phân phối gần nhấtđến mạng điện trong nhà.

Hoạt động 4: tìm hiểu vật liệu cách điện (7 phút)

 

GV: Em hiểu thế nào là vật liệu cách điện (dựa vào kiến thức lí 7)?

 

 

 

 

 

GV: Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những vật cách điện?

 

 

GV: Những vật cách điện này phải đạt những yêu cầu gì?

 

 

 

GV: Cho h/s làm bài tập trong SGK để hiểu rõ thêm vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.

 

III. Vật liệu cách điện

HS: Tái hiện kiến thức trả lời.

Vật liệu cách điện là vật liệu dùng để cách li các phần dần điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mang điện khác.

VD: sứ, gỗ, cao su, lưu hoá, chất cách điện tổng hợp,

HS: Hoạt động nhóm trả lời.

Nhằm đảm bảo cho mạng điện làm việc có hiệu quả và an toàn cho người và mạng điện

HS: Nghiên cứu trả lời.

Những vật liệu cách điện phải đạt được các yêu cầu sau: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt, có độ bền cơ học cao.

HS: Trả lời

Puli sứ                    X

Vỏ đui đèn    X

Ống luồn dây dẫn  X

Thiếc

Vỏ cầu chì             X

Mica              X

Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (7 phút).

 Củng cố

GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học.

GV: Trả lời câu hỏi cuối bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao nhiệm vụ về nhà

GV: Về nhà học bài, chuẩn bị bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện, trả lời câu hỏi cuối bài vào vở.

 

HS: Hoạt động nhóm

 

HS: hoạt động cá nhân trả lời.

*Cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện

-Cấu tạo cáp điện: gồm có lõi cáp, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ

+Lõi cáp thường làm bằng đồng (hoặc nhôm)

+Vỏ cách điệnlàm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất PVC

+Vỏ bảo vệ được chế tạo phù hợp với các điều kiện môi trường

-Cấu tạo dây dẫn điện: gồm lõi dây, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ cơ học

*Sự giống nhau và khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện

-Giống: cấu tạo đều gồm có: lõi bằng đồng hoặc nhôm, phần cách điện, vỏ bảo vệ cơ học

-Khác: cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện

 

HS : Ghi nhiệm vụ về nhà

Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 9)
Trang 9
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỚI NHẤT (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống