Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng môn Công nghệ lớp 9 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng:
Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
• Nội dung chính
- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Biết được một sô biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
• Các hoạt động sản xuất đều phải sử dụng điện năng: máy vi tính, máy in, ...
• Các hoạt động sinh hoạt đa số đều sử dụng điện năng: sấy tóc, sạc pin điện thoại, ...
• Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường, ... để làm công tác về điện.
• Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng
Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm:
• Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
• Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V.
• Thiết bị đo lường điện.
• Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.
• Các loại đồ dùng điện.
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng
Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt | Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện | Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện |
- Lắp đặt đường dây hạ áp |
- Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà - Lắp đặt máy điều hòa không khí - Lắp đặt máy bơm nước |
- Sửa chữa quạt điện - Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt |
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường:
- Làm việc ngoài trời.
- Thường phải đi lưu động.
- Làm việc trong nhà.
- Nguy hiểm vì gần khu vực có điện.
- Làm việc trên cao, ...
4. Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động
• Kiến thức: tốt nghiệp trung học cơ sở, hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.
• Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
• Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
• Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp ...
5. Triển vọng của nghề
• Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
• Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.
• Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi.
• Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật → nhiều thiết bị mới có tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ cần cập nhật kiến thức và kĩ năng liên tục.
6. Những nơi đào tạo nghề
• Các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kĩ thuật.
• Các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
• Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân.
7. Những nơi hoạt động nghề
• Những công việc của nghề điện ở các hộ gia đình tiêu dùng điện, trong các xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh.
• Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện.
Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
Câu 1 : Yêu cầu về sức khỏe của người lao động trong nghề điện dân dụng là:
A. Không mắc bệnh về tim mạch
B. Không yêu cầu về huyết áp
C. Không yêu cầu về sức khỏe
D. Có thể mắc bệnh về thấp khớp
Đáp án: A
Vì yêu cầu không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp,..
Câu 2 : Đâu không phải yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?
A. Kiến thức
B. Sắc đẹp
C. Thái độ
D. Sức khỏe
Đáp án: B
Vì nghề điện chỉ cần có kiến thức, kĩ năng, thái độ và sức khỏe.
Câu 3 : Nội dung lao động của nghề điện dân dụng là:
A. Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
B. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
C. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 4 : Chọn phát biểu sai về triển vọng của nghề điện dân dụng?
A. Luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
B. Thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp
C. Nghề điện dân dụng không có điều kiện phát triển ở nông thôn và miền núi
D. Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển ở thành phố
Đáp án: C
Vì nó có điều kiện phát triển cả thành phố và nông thôn, miền núi.
Câu 5 : Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:
A. Công việc nhẹ nhàng
B. Chỉ làm ngoài trời
C. Làm việc trên cao
D. Chỉ làm trong nhà
Đáp án: C
Vì đó là công việc vất vả, có thể làm trong nhà hoặc ngoài trời.
Câu 6 : Nghề điện dân dụng hoạt động trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ:
A. Đời sống
B. Sinh hoạt
C. Lao động, sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 7 : Hãy cho biết đâu là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?
A. Thiết bị bảo vệ
B. Thiết bị đóng cắt
C. Thiết bị lấy điện
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 8 : Chọn phát biểu sai: đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:
A. Nguồn điện một chiều
B. Nguồn điện xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
C. Nguồn điện xoay chiều điện áp cao trên 380V
D. Các loại đồ dùng điện
Đáp án: C
Câu 9 : Những công việc nào thường được tiến hàng trong nhà?
A. Lắp đặt
B. Bảo dưỡng
C. Sửa chữa đồ dùng điện
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10 : Người lao động cần đảm bảo mấy yêu cầu của nghề điện dân dụng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: C
Đó là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và sức khỏe.