Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 3: DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 3: DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
Sau khi học song học sinh hiểu được công dụng của một số đồng hồ đo điện.
Phân biệt được các loại đồng hồ đo điện thông thường.
Vận dụng đo đại lượng điện thực tế trong gia đình nguồn 1 chiều cũng như xoay chiều
II.Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, tranh vẽ đồng hồ đo điện, một số đồng hồ đo điện như vôn kế, ampe kế, công tơ, đồng hồ vạn năng
Liên môn công nghệ 8 với phần II
- Học sinh: Vở ghi, đọc và nghiên cứu trước bài học
III. Tiến trình dạy học:
? Nêu dây dẫn của dây cáp điện ? Nêu ví dụ về một số vật liêu cách điện ?
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (1 phút). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Đối với nghề điện dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện được sử dụng rất rộng rãi và đóng vai trò rất quan trọng. |
Tiết 3- Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện(20 phút) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Em hãy kể tên các đồng hồ đo điện mà em biết?
GV: Yêu cầu em khác bổ sung. Để hiểu rõ hơn GV cho HS hoạt động nhóm làm vào bảng 3.1 SGK.
GV: Tại sao người ta phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp? GV: Công tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì? GV: Hướng dẫn và rút ra kết luận công dụng đồng hồ đo điện.
GV: Người ta dựa vào đại lượng cần đo mà phân loại đồng hồ đo điện theo bảng 3-2. GV: Treo bảng cho HS quan sát, phát phiếu học tập cho từng nhóm điền những đại lượng cần đo. GV: Nhận xét từng nhóm rút ra kết luận.
GV: Gọi HS lên bảng đọc các kí hiệu. ví dụ: Vôn kế thang đo 6V, cấp chính xác 2,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: GV: Chia nhóm HS trang bị cho mỗi nhóm một cái đồng hồ đo điện và giải thích các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ. GV: Rút ra kết luận.
|
I. Đồng hồ đo điện. 1. Công dụng của đồng hồ đo điện. HS: Kể ra một số đồng hổ đo điện thông dụng. - Một số loại đông hồ đo điện: Ampe kế, Oát kế, Vôn kế, Công tơ, Đồng hồ vạn năng, Ôm kế. HS: Đại diện từng nhóm nhận xét chéo. - Đại lượng cần đo của đồng hồ đo điện: Cường độ dòng điện, điện trở mạch điện, công suất tiêu thụ của mạch điện, điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện, điện áp. HS: Để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện. HS: Đo điện năng tiêu thụ.
- Công dụng: Nhờ có đồng hồ đo điện, chúng ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật 2. Phân loại đồng hồ đo điện. HS: Đại diện từng nhóm nhận xét chéo.
3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện. HS: Phát biểu.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3.Tìm hiểu dụng cụ cơ khí (15 phút). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 2- 4 học sinh (dựa vào kiến thức công nghệ 8) GV: Cho các nhóm làm làm bài tập. Hãy điền tên và công dụng của những dụng cụ cơ khí vào những ô trống trong bảng GV: Nhận xét rút ra kết luận Đưa ra một số dụng cụ cơ khí thông thường để học sinh nhận biết nêu công dụng của các dụng cụ cơ khí đó.
|
II. Dụng cụ cơ khí. HS: Làm việc theo nhóm Đại diên nhóm trình bày bài làm. Nhận xét chéo bài làm 1) Thước: dùng để đo kích thước , khoảng cách cần lắp đặt điện. 2) Thước cặp: dùng để đo kích thước bao ngoài cảu một vật hình cầu, trụ , kích thước các lỗ, chiều sâu cảu các lỗ, bậc 3) Panme: là dụng cụ đo chính xác , có thể đo được sự chênh lệch kích thước tới 1/100 mm. 4) Tuốc nơ vít: dùng để tháo lắp ốc vít bắt dây dẫn, có 2 loại: 4 cạnh và 2 cạnh. 5) Búa: để đóng tạo lực khi cần gán các thiết bị lên tường trần nhà ngoài ra còn để nhổ đinh. 6) Cưa:dùng để cưa cắt các loại nống nhựa , ống kim loại theo kích thước yêu cầu. 7) Kìm: dùng để cắt dây dẫn thoe chiều dài đã định , để tuốt dây và giữ dây dẫn khi cần nối. 8) Khoan máy: để khoan lỗ trên gỗ hoặc bê tông để lắp đặt dây dẫn , thiệt bị điện. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà(5 phút) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Củng cố GV:Yêu cầu hs đọc ghi nhớ . GV: Yêu cầu hs Hoàn thành câu hỏi cuối bài. GV: Để lắp đặt bảng điện cần dụng cụ nào? Giao nhiệm vụ về nhà GV: Về nhà học phần ghi nhớ, chú ý bảng 3.2; 3.3; 3.4. chuẩn bị bài 4: thực hành sử dụng đồng hồ đo điện.
|
HS: Đọc ghi nhớ. HS: Hoạt động nhóm hoàn thành câu hỏi. HS: Hoạt động cá nhân, trao đổi ý kiến trả lời.
HS Ghi nhiện vụ về nhà |
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................