Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 2: Lipit 

Tiết 3: LIPIT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:  
HS Biết được:
 Khái niệm và phân loại lipit.
 Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
 Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
 Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
 Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
 Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
 Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
 Khái niệm và cấu tạo chất béo
 Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este) 
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ 
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
3. Phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 - GV: Mỡ dầu ăn hoặc mỡ lợn, cốc, nước, etanol,..để làm thí nghiệm xà phòng hoá chất béo.
 - HS: Chuẩn bị tư liệu về ứng dụng của chất béo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới. 
b) Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài cũ
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện:
Viết phương trình phản ứng este hoá tạo etyl axetat? Nêu tính chất hoá học của etyl axetat? Viết phương trình minh hoạ?
HS nêu tính chất và viết phương trình thuỷ phân
+ Môi trường axit
+ Môi trường kiềm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH    SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu hình ảnh: con lợn, quả dừa, hạt đậu, sáp ong...
  
  
GV hướng dẫn các nhóm thảo luận lập bảng tổng kết theo từng hình ảnh được chiếu lên màn hình.
 GV giới thiệu thành phần của chất béo.
 GV đặt vấn đề: Lipit là các este phức tạp. Sau đây chúng ta chỉ xét về chất béo. HS nghiên cứu SGK để nắm khái niệm của chất béo.
 GV giới thiệu đặc điểm cấu tạo của các axit béo hay gặp, nhận xét những điểm giống nhau về mặt cấu tạo của các axit béo.
 GV giới thiệu CTCT chung của axit béo, giải thích các kí hiệu trong công thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoàn thành bảng tổng kết và báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
 HS lấy một số thí dụ về CTCT của các trieste của glixerol và một số axit béo mà GV đã gới thiệu. 
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức.    I – KHÁI NIỆM 
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào 
sống, không hoà tan trong nước nhưng tan 
nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực.
* Cấu tạo: Phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (triglixerit), sáp, steroit và photpholipit,…
Hoạt động 2: Chất béo – Khái niệm, tính chất hóa học
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH    SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV?: Liên hệ thực tế, em hãy cho biết trong điều kiện thường dầu, mỡ động thực vật có thể tồn tại ở trạng thái nào?
 GV lí giải cho HS biết khi nào thì chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng, khi nào thì chất béo tồn tại ở trạng thái rắn.
 GV? Em hãy cho biết dầu mỡ động thực vật có tan trong nước hay không? Nặng hay nhẹ hơn nước? Để tẩy vết dầu mỡ động thực vật bám lên áo quần, ngoài xà phòng thì ta có thể sử dụng chất nào để giặt rửa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức.    II – CHẤT BÉO
1. Khái niệm
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
* Các axit béo hay gặp:
C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH: axit stearic
C17H33COOH hay cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit oleic
C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH: axit panmitic 
 Axit béo là những axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no.
* CTCT chung của chất béo:
 
R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
Thí dụ:
(C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin)
(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein)
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin)
2. Tính chất vật lí (sgk)
* Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất rắn.
  - R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn.
- R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo là chất lỏng.
* Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực: benzen, clorofom,…
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH    SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV?: Trên sở sở đặc điểm cấu tạo của chất béo, em hãy cho biết chất béo có thể tham gia được những phản ứng hoá học nào?
 GV biểu diễn thí nghiệm về phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá. HS quan sát hiện tượng.
 GV?: Đối với chất béo lỏng còn tham gia được phản ứng cộng H2, vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 HS viết PTHH thuỷ phân chất béo trong môi trường axit và phản ứng xà phòng hoá.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức.    3. Tính chất hoá học 
a. Phản ứng thuỷ phân
 
b. Phản ứng xà phòng hoá
 
c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
 
Hoạt động 4: Ứng dụng
a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH    SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV liên hệ đến việc sử dụng chất béo trong nấu ăn, sử dụng để nấu xà phòng. Từ đó HS rút ra những ứng dụng của chất béo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức.    4. ỨNG DỤNG (Tự học có hướng dẫn)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
1. Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho thí dụ minh hoạ.
 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. 
 D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch dài, không phân nhánh.
 3. Trong thành phần của một loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết CTCT thu gọn của các trieste có thể của hai axit trên với glixerol.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Tổ chức thực hiện:
Câu hỏi: 
1. Dân gian có câu:     
      “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
      Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
2. Vì sao khi thủy phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở nhiệt độ cao, còn ở bộ máy tiêu hóa dầu mỡ thủy phân hoàn toàn ngay ở 370C?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. HD học sinh tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới, đưa ra các câu hỏi mở rộng cho học sinh tham khảo                      

Xem thêm
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Hóa học 12 bài 2: Lipit mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống