Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Đại cương sóng cơ, phương trình sóng môn Vật lý lớp 12 có đáp án , tài liệu bao gồm 15 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng Vật Lí 12 Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
CHỦ ĐỀ 1: ĐẠI CƯƠNG SÓNG CƠ, PHƯƠNG TRÌNH SÓNG
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Sóng cơ.
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.
▪Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Trừ trường hợp sóng mặt nước, còn sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.
Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.
▪Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền
sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn
Ví dụ: sóng âm, sóng trên lò xo.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
2. Các đặc trưng của một sóng hình sin.
▪Biên độ sóng A: Biên độ A của sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
▪Chu kì (hoặc tần số) của sóng: Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
Đại lượng f=1/T gọi là tần số của sóng.
Tần số sóng luôn không đổi kể cả khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
▪Tốc độ truyền sóng: Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi.
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
• Nhiệt độ.
• Đặc tính đàn hồi của môi trường.
• Mật độ phân tử.
▪Bước sóng: Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
+) Hai phần tử cách nhau một bước sóng thì dao động đồng pha với nhau.
+) Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là
+) Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha là
.+) Khoảng cách giữa hai điểm bất kì trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha là
+) Khoảng cách giữa hai điểm bất kì trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là (k + 0,5)
Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác chu kỳ (tần số) không đổi, tốc độ sóng thay đổi nên bước sóng thay đổi.
▪Chú ý: Giữa 2 đỉnh (ngọn) sóng có một bước sóng.
Giữa n đỉnh (ngọn) sóng có (n - 1) bước sóng.3. Phương trình sóng.
Xét một sóng hình sin đang lan truyền trong môi trường theo trục x, sóng này phát ra từ một nguồn đặt tại điểm O. Chọn gốc toạ độ tại O và chọn gốc thời gian sao cho phương trình dao động tại O là u= Acos
Sau khoảng thời gian t, dao động từ O truyền đến M cách O một khoảng x =v.
(v là tốc độ truyền
sóng) làm cho phần tử M dao động. Do dao động tại M muộn hơn dao động tại O một khoảng thời gian tnên phương trình dao động tại M là:
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Sóng cơ là
A. dao động lan truyền trong một môi trường.
B. dao động của mọi điểm trong một môi trường.
C. một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.
Lời giải
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. Chọn A.
Ví dụ 2: Chọn câu đúng.
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm
ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền
sóng.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
Lời giải
Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Chọn C
Ví dụ 3: [Chuyên ĐH Vinh năm 2017]. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
A. phương dao động và phương truyền sóng.
B. năng lượng sóng và tốc độ truyền sóng
C. phương truyền sóng và tần số sóng.
D. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
Lời giải
Theo lí thuyết cơ bản dễ dàng chọn đáp án A đúng. Chọn A.
Ví dụ 4: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
Lời giải
Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Chọn A.
Ví dụ 5: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi.
A. Tần số sóng. B. Tốc độ truyền sóng.
C. Biên độ của sóng. D. Bước sóng.
Lời giải
Tần số sóng không thay đổi.
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhiệt độ đặc tính đàn hồi của môi trường và mật độ phân tử
Bước sóng thay đổi vì vận tốc thay đổi trong khi tần số không đổi
Biên độ sóng thay đổi. Chọn A.
Ví dụ 6: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường.
A. Rắn, lỏng và chân không. B. Rắn, lỏng, khí.
C. Rắn, khí và chân không. D. Lỏng, khí và chân không.
Lời giải
Sóng cơ không truyền được trong chân không
Sóng dọc truyền được cả trong chất rắn, chất lỏng, chất khí. Chọn B.
Ví dụ 7: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường.
A. Dao động cùng pha là một phần tư bước sóng.
B. Gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng.
C. Dao động ngược pha là một phần tư bước sóng.
D. Gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng.
Lời giải:
Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng. Chọn B.
Ví dụ 8: [Trích đề thi đại học năm 2012]. Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
B. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
C. Những phần từ của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 90 .
Lời giải
Các đáp án B, C và D chỉ đúng khi các phần tử này nằm cùng trên một phương truyền sóng. Chọn A.
Ví dụ 9: [Trích đề thi đại học năm 2009]. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Lời giải
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. Chọn D
Ví dụ 11: Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1 m/s và chu kì 0,5 s. Sóng cơ này có bước sóng là
A. 150 cm. B. 100 cm. C. 25cm. D. 50 cm.
Lời giải
Ta có .Chọn D.