Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12

Tải xuống 86 2.9 K 57

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12, tài liệu bao gồm 86 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG : SÓNG CƠ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I.SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ : 
1.Sóng cơ- Định nghĩa- phân loại
+ Sóng cơ là những dao động lan truyền trong môi trường .
+ Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.
+ Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.
+ Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. 
 Ví dụ: sóng âm, sóng trên một lò xo.
2.Các đặc trưng của một sóng hình sin
+ Biên độ của sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
+ Chu kỳ sóng T: là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua.
+ Tần số f: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng : f = 1/T
+ Tốc độ truyền sóng v : là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường . 
+ Bước sóng λ: là quảng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ: λ=vT=vf

+Bước sóng  cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
+Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là λ/2.
+Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha là λ/4.
+Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha là: kλ
+Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là: (2k+1)λ/2.
+Lưu ý: Giữa n đỉnh (ngọn) sóng có (n - 1) bước sóng. 

3. Phương trình sóng:

II. GIAO THOA SÓNG
1. Điều kiện để có giao thoa:
Hai sóng là hai sóng kết hợp tức là hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian (hoặc hai sóng cùng pha).
2. Lý thuyết giao thoa:
Giao thoa của hai sóng phát ra từ hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng l:
+Phương trình sóng tại 2 nguồn :(Điểm M cách hai nguồn lần lượt d1, d2)

III. SÓNG DỪNG
- Định Nghĩa: Sóng dừng là sóng có các nút(điểm luôn đứng yên) và các bụng (biên độ dao động cực đại) cố định trong không gian 
- Nguyên nhân: Sóng dừng là kết quả của sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ, khi sóng tới và sóng phản xạ truyền theo cùng một phương.
1. Một số chú ý
* Đầu cố định hoặc đầu dao động nhỏ là nút sóng. Đầu tự do là bụng sóng
* Hai điểm đối xứng với nhau qua nút sóng luôn dao động ngược pha.
* Hai điểm đối xứng với nhau qua bụng sóng luôn dao động cùng pha.
* Các điểm trên dây đều dao động với biên độ không đổi  năng lượng không truyền đi
* Bề rông 1 bụng là 4A, A là biên độ sóng tới hoặc sóng phản xạ.
* Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây căng ngang (các phần tử đi qua VTCB) là nửa chu kỳ.
2. Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây dài l:

3. Đặc điểm của sóng dừng:
 -Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề là λ/2

 -Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là λ/4
 -Khoảng cách giữa hai nút (bụng, múi) sóng bất kỳ là : k.λ/2
 -Tốc độ truyền sóng: v = λf = λ/T

4. Phương trình sóng dừng trên sợi dây (đầu P cố định hoặc dao động nhỏ là nút sóng)

IV. SÓNG ÂM
1. Sóng âm:
 Sóng âm là những sóng cơ truyền trong môi trường khí, lỏng, rắn.Tần số của sóng âm là tần số âm.
+Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20000Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người. 
+Hạ âm : Những sóng cơ học tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm, tai người không nghe được
+siêu âm :Những sóng cơ học tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm , tai người không nghe được. 
2. Các đặc tính vật lý của âm

3. Các nguồn âm thường gặp

B.CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ SÓNG CƠ HỌC:
Dạng 1 : Xác định các đại lượng đặc trưng của sóng

Dạng 2: Bài tập liên quan đến phương trình sóng

Dạng 3: Độ lệch pha giữa hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng

Dạng 4: Giao thoa sóng cơ

Xem thêm
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Chuyên đề Sóng cơ môn Vật lý lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 86 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống