Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc

Tải xuống 113 0.9 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc, tài liệu bao gồm 113 trang, tuyển chọn 300 số bài tập trắc nghiệm hóa học (có đáp án và lời giải chi tiết – nếu có), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ CROM
I/ BIẾT
Câu 1:Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Cu2O vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
B. Cu(OH)2 có tính bazơ.
C. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn vào xăng hoặc dầu.
    D. CuSO4 khan có thể dùng để làm khô khí NH3.
Câu 2: Vàng bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Hỗn hợp 1 thể tích  HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc        
B. HNO3
C. 3 thể tích HNO¬3 đặc và 1 thể tích HCl đặc            
D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 3:Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Cu có độ dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt (chỉ kém Ag).
B. Cu là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.
C. Có thể hòa tan Cu bằng dung dịch HCl khi có mặt O2.
    D. Ở nhiệt độ thường Cu tác dụng mạnh với O2.
Câu 4: Các chất  trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O    B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2
C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2    D. Fe3¬O¬4, Cu2O, CrO, FeCl
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể là
A. lập phương đơn giản.        B. lập phương tâm diện.          
C. lập phương tâm khối.    D. lục phương.
Câu 6: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là
A. Cu¬CO3 và Cu(OH)2.    B. CuCO3.    C. Cu(OH)2.    D. CuO.
Câu 7:Các hợp chất trong dãy nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.     B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Ba(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.D. Cr(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2.
Câu 8: Những đồ vật bằng Ag để trong không khí lâu ngày bị xám đen là do
A. oxi không khí oxi hóa.
B. không khí có nhiều CO2.
C. không khí bị nhiễm bẩn khí H2S.
    D. Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí.
Câu 9: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chứa khoảng
A. trên 2% khối lượng.                  B. 0,01 – 2% khối lượng.
C. 5 – 10% khối lượng.                  D. 2 – 5% khối lượng.
Câu 10:Trong các trường hợp sau đây, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là
A. kim loại Zn trong dung dịch HCl.
B. thép để trong không khí ẩm.
C. đốt dây sắt trong khí O2.
D. kim loại Cu trong dung dịch HNO3 loãng.
Câu 11:Dãy kim loại bị thụ động trong axit H2SO4 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr.    B. Fe, Al, Ag.   C. Fe, Al, Cu.            D. Fe, Zn, Cr.
Câu 12:Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:
A. Sn bị ăn mòn điện hóa.        B. Fe bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn hóa học.                  D. Sn bị ăn mòn hóa học.
Câu 13: Các chất  trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O    B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2
C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2    D. Fe3¬O¬4, Cu2O, CrO, FeCl2
Câu 14:Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng?
A. 24Cr: [Ar]3d54s1.                             B. 24Cr2+: [Ar]3d4.
C. 24Cr2+: [Ar]3d34s1.                                D. 24Cr3+: [Ar]3d3.
Câu 15: Các hợp chất trong dãy nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.         B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Ba(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.          D. Cr(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2.
Câu 16: Có các nhận định sau:
   1. Ag, Au không bị oxi hóa trong không khí, dù ở nhiệt độ cao.
   2. Ag, Au tác dụng được với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 đặc nóng.
   3. Zn, Ni tác dụng với không khí, nước ở nhiệt độ thường.
   4. Ag, Au chỉ có số oxi hóa +1, còn Ni, Zn chỉ có số oxi hóa +2.
   5. Au bị tan trong nước cường toan.
         Những nhận định đúng là :
   A. 2, 3, 4.              B. 1, 3, 5                C. 2, 4, 5.                  D. 1, 5.
Câu 17: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chứa khoảng :
A. trên 2% khối lượng.              B.  0,01 – 2% khối lượng.
C. 5 – 10% khối lượng.              D.  2 – 5% khối lượng.
Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là:
A. kim loại Zn trong dung dịch HCl.
B. thép để trong không khí ẩm.
C. đốt dây sắt trong khí O2.
D. kim loại Cu trong dung dịch HNO3 loãng.
Câu 19:Dãy kim loại bị thụ động trong axit H2SO4 đặc, nguội là:
A. Fe, Al, Cr.        B. Fe, Al, Ag.       C. Fe, Al, Cu.            D. Fe, Zn, Cr.
Câu 20: Fe có số thứ tự là 26.  Fe3+ có cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d3                                             B. 1s22s22p63s23p63d5
C. 1s22s22p63s23p63d6        D. 2s22s22p63s23p63d64s2
Câu 21: Fe là kim lọai có tính khử ở mức độ nào sau đây:
A. Rất mạnh    B. Mạnh    C. Trung bình    D. Yếu
Câu 22: Cho Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ lớn hơn 5700C thu được chất nào sau đây:
A. FeO    B. Fe3O4    C. Fe2O3    D. Fe(OH)3
Câu 23: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vài dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ :
A. không màu sang màu vàng    B.  màu da cam sang màu vàmg    
C.  không màu sang màu da cam    D.  màu vàng sang màu da cam
Câu 24: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì crom là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe     B. K      C. Na     D. Mg
HIỂU
Câu 25: Với sự có mặt của oxi trong không khí, đồng bị tan trong dung dịch H2SO4 theo phản ứng sau:
A. Cu + H2SO4  CuSO4 + H2.                    
B. 2Cu + 2H2SO4  +O2  2CuSO4 + 2H2O
C. Cu + 2H2SO4   CuSO4 + SO2 + 2H2O.  
D. 3Cu + 4H2SO4 + O2  3CuSO4 + SO2 + 4H2O
Câu 26:Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH  → Na2CrO4 + NaBr + H2O
    Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là
A. 1    B. 2    C. 3    D. 4
Câu 27:Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng?
A. 24Cr: [Ar]3d54s1.      B. 24Cr2+: [Ar]3d4.
C. 24Cr2+: [Ar]3d34s1.       D. 24Cr3+: [Ar]3d3.
Câu 28 :Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr (II) có tính khử đặc trưng, còn hợp chất Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính lưỡng tính.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
Câu 29: Khi Cu phản ứng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
A. chất xúc tác.                            B. chất oxi hóa.
C. chất khử.                                        D. môi trường.
Câu 30: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là :
A. 1                         B. 2                     C. 3    D. 4
Câu 31: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất và kim loại còn dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2.             B. HNO3.            C. Fe(NO3)2.                D. Fe(NO3)3.
Câu 32: Có các nhận định sau:
   1. Ag, Au không bị oxi hóa trong không khí, dù ở nhiệt độ cao.
   2. Ag, Au tác dụng được với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 đặc nóng.
   3. Zn, Ni tác dụng với không khí, nước ở nhiệt độ thường.
   4. Ag, Au chỉ có số oxi hóa +1, còn Ni, Zn chỉ có số oxi hóa +2.
   5. Au bị tan trong nước cường toan.
Những nhận định đúng là :
   A. 2, 3, 4.B. 1, 3, 5                 C. 2, 4, 5.                  D. 1, 5.
Câu 33: Có các dung dịch CaCl2, ZnSO4, Al2(SO4)3, CuCl2, FeCl3. Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được các dung dịch trên?
A. Dung dịch NaOH.          B. Dung dịch BaCl2.
C. Dung dịch NH3.    D. Dung dịch NaOH và CO2.
Câu 34: Có dung dịch hỗn hợp: AlCl3, CuCl2, ZnCl2. Dùng thuốc thử nào sau đây để tách được muối nhôm nhanh nhất?
A. Dung dịch NaOH và HCl.    B. Dung dịch NH3 và HCl.
C. Dung dịch Na2CO3 và HCl    D. Al và dung dịch HCl.
Câu 35:Có ba oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3. Oxit nào tan và không có khí bay ra?
A. FeO.        B. Fe2O3.    
C. Fe3O4.        D. Fe3O4 và Fe2O3.
Câu 36:Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là  
A. HCl, NaOH.         B. HCl, Al(OH)3.     
C. NaCl, Cu(OH)2.         D. Cl2, NaOH.
Câu 37:Xét các phản ứng sau:
    (1) Fe + dung dịch H2SO4 loãng;        (2) Fe + dung dịch HNO3 loãng;        (3) Fe + Cl2 (điều kiện thích hợp);        (4) Fe + dung dịch Cu2+;    
(5) Fe2+ + MnO4  + H+ .
Những phản ứng tạo ra muối sắt (III) là:
A. (2), (3), (4), (5).        B. (2), (4), (5).        
C. (1), (3), (5).        D. (2), (3), (5).
Câu 38 : Cho phản ứng NaCrO2 + Br2 +NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O
Khi cân bằng phản ứng trên , hệ số cân bằng của NaCrO2 là :
A. 1            B. 2       C. 3                D. 4
Câu 39: Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr (II) có tính khử đặc trưng, còn hợp chất Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính lưỡng tính.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
Câu 40: Khi Cu phản ứng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
A. chất xúc tác.                            B. chất oxi hóa.
C. chất khử.                                  D. môi trường.
Câu 41: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là:
A. 1.                        B. 2.                        C. 3.                       D. 4.
Câu 42: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất và kim loại còn dư. Chất tan đó là:
A. Cu(NO3)2.            B. HNO3.    C. Fe(NO3)2.             D. Fe(NO3)3.
Câu 43: Có ba oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3. Oxit nào tan và không có khí bay ra?
A. FeO.                         B. Fe2O3.                    
C. Fe3O4.        D. Fe3O4 và Fe2O3.
Câu 44:Có 4 ống nghiệm chứa riêng biệt 4 dung dịch gồm FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4. Hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch trên?
A. NaOH               B. quì tím    C. BaCl2    D. AgNO3
Câu 45: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là : 
A. HCl , NaOH.         B. HCl, Al(OH)3.     
C. NaCl, Cu(OH)2.         D. Cl2, NaOH. 
Câu 46: Xét các phản ứng sau:
    (1) Fe + dung dịch H2SO4 loãng;        (2) Fe + dung dịch HNO3 loãng;        (3) Fe + Cl2 (điều kiện thích hợp);        (4) Fe + dung dịch Cu2+;    
(5) Fe2+ + MnO4  + H+ .
Những phản ứng tạo ra muối sắt (III) là:
A. (2), (3), (4), (5).        B. (2), (4), (5).        
C. (1), (3), (5).        D. (2), (3), (5).
Câu 47: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:
A. Sn bị ăn mòn điện hóa.                B. Fe bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn hóa học.                  D. Sn bị ăn mòn hóa học.
Câu 48:Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là:
A. dung dịch HCl loãng        B. dung dịch HCl đặc        
C. dung dịch H2SO4 loãng                   D. dung dịch HNO3 loãng.
Câu 49: Hoà tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Cũng hoà tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Mối liên hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1=V2.        B. V1>V2.
C. V1<V2.        D. Không đủ cơ sở để so sánh.
Câu 50 : Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là :
A. CuSO4 , ZnCl2                                            B. CuSO4 , HCl    
C. ZnCl2, FeCl3        D. HCl , AlCl3

Xem thêm
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 9)
Trang 9
Tuyển chọn 300 câu trắc nghiệm hóa học có đáp án, chọn lọc (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 113 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống