Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công nghệ 8 Bài 21 + 22: Cưa kim loại - dũa kim loại mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 21 + 22: CƯA KIM LOẠI - DŨA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được khái niệm và các kĩ thuật của các phuơng pháp cưa và dũa kim loại.
- Biết được các thao tác cơ bản về cưa, dũa kim loại
- Giáo dục tính cẩn thận, làm việc có quy trình.
- Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, óc quan sát
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên :
+ Nghiên cứu bài 21 sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
+ Một số dụng cụ như : Cưa, Ê tô, dũa, một đoạn phôi liệu bằng thép.
- Học sinh :
+ Đọc truớc bài 21 SGK, dụng cụ học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. Hoạt động khởi động:5’
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Từ vật liệu ban đầu, để gia công được một sản phẩm có thể dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau theo một quy trình.Em hãy kể tên các phương pháp gia công cơ khí mà em biết?
- HS suy nghĩ, dự đoán, trả lời câu hỏi.
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV lắng nghe
* Dự kiến sản phẩm:
* Báo cáo kết quả
- Hs trả lời
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học : Như vậyđể tạo ra một sản phẩm cơ khí có rất nhiều cách gia công khác nhau như cưa, đục, dũa , khoan , bào... và trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 phương pháp gia công cơ bản nhất là cưa và dũa kim loại.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ1.Tìm hiểu kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay : 15’
1. Mục tiêu : Tìm hiểu được về khái niệm và kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay.
2. Phương thức: Hđ cá nhân , HĐ nhóm.
3. Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
5. Tiến trình
Hoạt động của GV- HS |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu :- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK phần 1- Tr 70. ? Thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay. ? Cắt kim loại bằng cưa tay được dùng trong trường hợp nào. +HS quan sát, đọc nội dung thông tin SGK. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : trả lời - Giáo viên quan sát các HS trả lời - Dự kiến sản phẩm: dùng để cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh. *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả: - Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát Hình 21.1a : cấu tạo cưa tay. - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 2.a – SGK ? Trước khi cưa cần chuẩn bị những gì. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : trả lời - Giáo viên quan sát các HS trả lời - Dự kiến sản phẩm: - Gv giải thích cho HS hiểu cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho đúng kĩ thuật, cách chọn eto phù hợp với chiều cao người dùng. - GV thực hiện mẫu cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa và cách chọn chiều cao eto. *Chuyển giao nhiệm vụ -GV: ? Vì sao khi lắp lưỡi cưa vào khung cưa phải để các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm. ? Vì sao phải chọn eto theo tầm vóc của người cưa. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : hoạt động nhóm - GV cho Hs thảo luận theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi trên của GV. - Hết thời gian thảo luận, GV chữa bài: gọi đại diện 1nhóm HS trả lời, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. - Dự kiến sản phẩm: * Khi lắp lưỡi cưa vào khung cưa phải để các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm để đảm bảo khi cưa tránh bị phoi bắn vào mắt. * Phải chọn eto theo tầm vóc của người cưa để khi cưa đảm bảo tư thế đúng, lực cưa được tối đa, đạt được hiệu quả cao nhất khi cưa. * Báo cáo kết quả - Hs đại diện 1nhóm HS trả lời * Đánh giá kết quả - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 2.b. ? Trong quá trình cưa, thao tác nào là thao tác có tác dụng cắt kim loại. ? Để đảm bảo an toàn khi cưa cần thực hiện những quy định gì. - HS suy nghĩ trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : quan sát - GV vừa giải thích, vừa làm mẫu tư thế đứng, thao tác cưa. ( Thao tác chậm HS quan sát ). - GV: Giải thích cách điều chỉnh độ phẳng, độ căng, độ trùng của lưỡi cưa. => GV chính xác hóa, KL. |
I/Cưa kim loại 1. Khái niệm : ( SGK ) 2. Kĩ thuật cưa : a. Chuẩn bị : ( SGK ) b. Tư thế đứng và thao tác cưa : - Đứng thẳng, thoải mái. - Cầm cưa : Tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa. - Thao tác : Kết hợp 2 tay .và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. 3. An toàn khi cưa : ( SGK ). |
Hoạt động2. Tìm hiểu dũa kim loại: 15’
1.Mục tiêu : Tìm hiểu được về khái niệm và kĩ thuật dũa kim loại .
2.Phương thức: Hđ cá nhân .
3.Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK phần I- Tr 74. ? Dũa kim loại nhằm mục đích gì. ? Em hãy kể tên một số loại dũa kim loại ? Tại sao phải chọn các loại dũa khác nhau khi dũa kim loại *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : trả lời - GV lắng nghe - Dự kiến sản phẩm: Vì tùy từng bề mặt cần gia công có các hình dạng khác nhau nên phải chọn các loại dũa khác nhau. *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 - SGK. ? Trước khi dũa cần chuẩn bị những gì. - HS suy nghĩ *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : trả lời - GV giải thích thêm cho HS hiểu: đối với các vật mềm, cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má eto để tránh bị xước vật. *Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn qua phần kĩ thuật dũa - GV: cho HS quan sát hình 22.2 ( SGK), làm mẫu thao tác dũa ? Em hãy cho biết trong quá trình dũa mà không giữ được thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ như thế nào ? ? Nêu những yêu cầu về an toàn khi dũa . *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : trả lời - GV lắng nghe - Dự kiến sản phẩm: * Báo cáo kết quả - Hs trả lời * Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
|
II/ Dũa kim loại
1. Khái niệm (SGK) 2. Kĩ thuật dũa : a. Cách cầm dũa : ( SGK ) b. Tư thế dũa c. Cách cầm dũa
2. An toàn khi dũa : ( SGK )
|
C. Hoạt động luyện tập:5’
1.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
2.Phương thức: Hđ cá nhân.
3.Sản phẩm : Phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
5.Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Em hãy lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:
Khi gia công cưa nhằm mục đích:
A. Tạo độ nhẵn trên bề mặt nhỏ.
B. Tạo độ nhẵn trên bề mặt lớn.
C. Cắt bỏ phần thừa hoặc các rãnh. X
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Em hãy nối nội dung cột I với nội dung cột II để chỉ cách cầm dũa:
Cột I |
|
Cột II |
1. Tay phải
2. Tay trái
3. Hai tay |
|
A.Đặt lên đầu dũa cách 20 – 30mm. B. Cầm cán dũa hơi ngửa bàn tay. C. Đẩy dũa tạo lực cắt. D. Điều chỉnh lực dũa để giữ thăng bằng. E. Kéo dũa về nhanh và nhẹ nhàng. |
*Thực hiện nhiệm vụ :
- Hs hoạt động cá nhân rồi hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
- GV lắng nghe
-Dự kiến sản phẩm:
- Câu1C
Câu 2 1B . 2A. 3C,D,E
*Báo cáo kết quả:
- Đại diện Hs trả lời theo nhóm
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng:3’
1.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2.Phương thức: Hđ cá nhân
3.Sản phẩm :
4.Kiểm tra, đánh giá:
5.Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV:? Em có nhận xét gì về lưỡi cưa dùng để cưa gỗ và lưỡi cưa dùng để cưa kim loại.
- HS lắng nghe.
*Thực hiện nhiệm vu :
+ HS liên hệ, suy nghĩ trả lời:
+ GV lắng nghe
- Dự kiến sản phẩm : Lưỡi cưa dùng để cưa kim loại có các răng cưa nhỏ hơn, dày hơn lưỡi cưa dùng để cưa gỗ. Vì như vậy giúp tăng tính tiếp xúc với vật liệu, giúp cắt vật liệu tốt hơn.
*Báo cáo kết quả:
Hs trả lời nhanh
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:2’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3.Sản phẩm : Câu trả lời của Hs vào vở
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV : yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm một số phương pháp gia công cùng loại khác mà em biết.
*Thực hiện nhiệm vu :
- HS lắng nghe và ghi vở.
=>Rút kinh nghiệm: