Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 11: Biểu diễn ren mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 11: BIỂU DIỄN REN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được các quy ước vẽ ren.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào trong cuộc sống
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- SGK, giáo án.
- Vật mẫu: Đèn sợi đốt xoáy, đui xoay, vít, bu lông, đai ốc. Tranh vẽ phóng to hình 11.3; 11.4; 11.5; 11.6 SGK
2.Học sinh:
- Vở ghi, SGK, vở BT, thước kẻ, bút chì, tẩy.
- Sưu tầm những vật mẫu có ren trong thực tế.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Gv sử dụng các phương pháp:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số lớp: ......................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hình cắt, bản vẽ chi tiết? Hình cắt, bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
3. Bài mới
Giới thiệu bài học
Trong cuộc sống hàng ngày các em đã từng được biết đến cũng như sử dụng rất nhiều sản phẩm có chi tiết có ren. Vậy để giúp các em hiểu rõ hơn về các chi tiết có ren, biết được quy ước vẽ ren trên bản vẽ kĩ thuật. Chúng ta cùng đi vào nội dung bài học ngày hôm nay ”Biểu diễn ren”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết có ren GV : Em hãy kể tên một số đồ vật hoặc chi tiết có ren thường thấy ? HS : Suy nghĩ trả lời và kết hợp giới thiệu vật mẫu đã chuẩn bị GV : Nhận xét và kết luận HS : Ghi chép bài GV : Giới thiệu vật mẫu đã chuẩn bị chính là các chi tiết có ren và đặt câu hỏi: ?* Theo em công dụng của ren đối với từng chi tiết có ren? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận (Ren giúp ghép nối các chi tiết một cách dễ dàng và chính xác) Hoạt động 2: Tìm hiểu quy ước vẽ ren *? Tại sao phải quy ước vẽ ren HS : Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV : Nhận xét, kết luận Vì kết cấu ren có các mặt xoắn ốc phức tạp, nếu vẽ đúng như thật thì mất rất nhiều thời gian nên được vẽ quy ước để đơn giản hóa. GV : Cho học sinh quan sát mẫu vật và hình 11.2/SGK ? Em hãy xác định ren ngoài trên mẫu vật ? Ren như thế nào được gọi là ren ngoài HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi. Gọi 1, 2 HS lên bảng chỉ đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren và đường kính ngoài, đường kính trong? HS: Quan sát và nhận xét GV: Kết luận ? Đối chiếu với các hình vẽ ren theo quy ước. Hình 11.3 trên tranh vẽ. Em hãy điền những cụm từ thích hợp vào các mệnh đề trong SGK/36(làm bài tập bằng bút chì trong 2 phút) HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. GV: Chữa bài, nhận xét GV: - Treo tranh vẽ hình 11.4 và 11.5 ? Ren trong có đặc điểm gì? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, kết luận Gọi 1, 2 học sinh lên xác định đường chân ren, đỉnh ren... trên hình GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ trong SGK/36 HS: Thực hiện yêu cầu bằng bút chì vào SGK Gv: Yêu cầu học sinnh áp dụng làm miệng bài tập 2/SGK - 37: + Quan sát hình 11.8, xác định hình biểu diễn đúng, hình biểu diễn sai ? Có mấy lỗi sai? đó là những lỗi nào? HS: Đọc nội dung phần 3 GV: Cho HS quan sát hình 11.6 đồng thời với hình 11.4; 11.5 ?Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi kết hợp ghi chép bài. GV: Nhận xét, kết luận Gợi ý cho HS thấy : Hình cắt : Thấy ren trong Hình chiếu : Không thấy ren trong |
I. Chi tiết có ren Bu lông , đai ốc , lọ mực....
II. Quy ước vẽ ren
1. Ren ngoài<ren trục> Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh - Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
2. Ren trong<ren lỗ> - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh - Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
3.Ren bị che khuất - Đường đỉnh ren , đường chân ren, đường giới hạn ren được vẽ bằng nét đứt
|
4. Củng cố
- Gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi : 1,2,3/37( SGK).
5. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập vào vở BT
- Chuẩn bị đủ đồ dùng, dụng cụ cho bài thực hành : Bài 10+12
E. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................