Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512

Tải xuống 7 2.4 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

      - Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng.

      - Trình bày  được kq biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.

      - Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được vd minh họa. Trình bày  được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

  1. Kỹ năng:

        _ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích .

        _ Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ.

  1. Thái độ:

     Có ý thức trong việc lựa chọn thức ăn cho vật nuôi.

 - Tham gia tích cực trong việc lựa chọn, nuôi d­ưỡng, chăm sóc vật nuôi ở gia đình và địa phương.

      - Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

      - Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trư­­ờng chăn nuôi, môi trường.

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

        - Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh, giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ. Phiếu học tập.

       - Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Tổ chức

       Thức ăn vật nuôi là gì ? Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi ?

     Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh d­ưỡng nào ?

4. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:   thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

 

 

     GV cho HS quan sát hình một số loại thức ăn cho vật nuôi

 Ở lớp 6 ta đã học bài nguồn cung cấp thức ăn về chất dinh dư­ỡng đối với người. Trên cơ sở đó dễ hiểu về chất dinh dư­ỡng ở vật nuôi vì dinh d­ưỡng ở ng­ười và dinh d­ưỡng ở vật nuôi đều theo nguyên lý chung của dinh d­ưỡng động vật. Vậy vai trò của các chất dinh d­ưỡng trong thức ăn vật nuôi nh­ư thế nào? Ta đi vào bài học hôm nay.

 

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:       - vai trò của các chất dinh dưỡng.

      - kq biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

 

_ Giáo viên treo bảng 5, chia nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hóa được cơ thể hấp thụ ở dạng nào?

 

 

 

 

_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.2, thảo luận nhóm để điền vào chổ trống dựa vào bảng trên.

 

+ Loại thành phần dinh dưỡng của thức ăn nào sau khi tiêu hóa không biến đổi? Vì sao?

+ Tại sao khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi các thành phần dinh dưỡng của thức ăn lại biến đổi?

+ Khi cơ thể vật nuôi cần glyxerin và axit béo thì cần thức ăn nào? Vì sao?

 

+ Hãy cho một số ví dụ về thức ăn mà khi cơ thể hấp thu sẽ biến đổi thành đường đơn.

_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

_ Học sinh chia nhóm, quan sát, thảo luận và trả lời:

 

 

à Các thành phần dinh dưỡng sau khi tiêu hoá biến đổi thành các dạng:

+ Nước => Nước.

+ Prôtêin => Axít amin.

+ Lipit => Glyxerin và axit béo.

+ Gluxit => Đường đơn.

+ Muối khoáng => Ion khoáng.

+ Vitamin => Vitamin.

_ Học sinh đọc thông tin mục I.2, nhóm thảo luận và cử đại dịên trả lời, nhóm khác bổ sung:

à Axit amin– glyxêrin và axit amin – gluxit – ion khoáng.

à Nước và vitamin. Vì được cơ thể hấp thu thẳng qua vách ruột vào máu.

 

à Vì nếu không biến đổi thì cơ thể vật nuôi sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó.

 

à Cần ăn thức ăn chứa nhiều lípit. Vì khi lipit vào cơ thể sẽ biến đổi thành glyxerin và axit béo.

à Ví dụ như: ngô, gạo, sắn có chứa nhiều gluxit.

 

 

_ Học sinh lắng nghe.

 

_ Học sinh ghi bài.

I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm việc,…

 

_ Giáo viên treo bảng 6, nhóm cũ quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì?

 

 

+ Trong các chất dinh dưỡng chất nào cung cấp năng lượng , chất nào cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi?

 

+ Hãy cho biết nước, axit amin, glyxêrin và axit béo, đường các loại, vitamin, khoáng có vai trò gì đối với cơ thể và đối với sản xuất tiêu dùng.

 

 

 

 

 

 

 

_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần II.

_ Nhóm cũ thảo luận trả lời bằng cách điền vào chổ trống.

 

 

+ Hãy cho biết vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.

_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.

_ Nhóm cũ thảo luận, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung:

à Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể đựơc sử dụng tạo năng lượng và các sản phẩm chăn nuôi.

à Các chất cung cấp:

+ Năng lượng: đường các loại, lipit (glyxêrin và axít béo).

+ Để tạo sản phẩm chăn nuôi: vitamin, khoáng, axit amin, nước.

à Có vai trò:

_ Đối với cơ thể:

+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể vật nuôi.

_ Đối với sản xuất và tiêu dùng:

+ Lipit, gluxit: thồ hang, cày kéo.

+ Các chất còn lại: thịt, sữa, trứng, long, da, sừng, móng, sinh sản.

_ Học sinh đọc thông tin mục II.

_ Nhóm thảo luận và điền vào chổ trống:

+ Năng lượng.

+ Chất dinh dưỡng.

+ Gia cầm.

à Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi:

+ Cung cấp năng lượng.

+ Cung cấp chất dinh dưỡng.

_ Học sinh ghi bài.

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:

_ Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

_ Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng.

 

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

 

        Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp để điền vào bảng:

 

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn

Chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ

(sau khi tiêu hóa)

1. Nước

2. Muối khoáng

3. Vitamin

4. Lipit

5. Gluxit

6. Prôtêin

…………………(1)……………………........

…………………(2)…………………………

…………………(3)…………………………

…………………(4)…………………………

…………………(5)…………………………

…………………(6)…………………………

    

Đáp án:  (1) Nước(2) Ion khoáng(3) Vitamin(4) Glyxêrin và axit béo(5) Đường đơ(6) Axit amin

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

 

Liên hệ :

Tìm hiểu thành phần và tác dụng của các chất có trong cám cò, gia đình e hay sử dụng làm thức ăn cho gà, vịt..

 

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

 

           

5. Hướng dẫn về nhà

      - Trả lời các câu hỏi cuối bài học.

      - Đọc trước bài 39 SGK.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống