Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 37: Thức ăn vật nuôi mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU
- Biết được nguồn gốc, thành phần của chất dinh dưỡng
- Kể ra được tên một số thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được các loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm
- Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi
- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp hí cho vật nuôi
2 . Kỹ năng:
_ Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Có kỹ năng phân biệt các loại thức ăn của vật nuôi.
Có ý thức tiết kiệm thức ăn của vật nuôi.
- Tham gia tích cực trong việc lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi ở gia đình và địa phương
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi, môi trường sinh thái
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
- PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
- Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của thầy: Giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ. Phiếu học tập.
- Chuẩn bị của Trò: đồ dùng, dụng cụ học tập.
- GV trả báo cáo thực hành và nhận xét.
4. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức |
Muốn phát triển được vật nuôi, chúng ta phải làm gì ? Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sx ra sp: thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng ntn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài:”Thức ăn vật nuôi”. Gv: giới thiệu mục tiêu của bài: hs thấy rõ được thức ăn của vật nuôi cũng như thức ăn của người đều có nguồn gốc từ thực vật, động vật chất khoáng và trong thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng. |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Biết được nguồn gốc, thành phần của chất dinh dưỡng - Kể ra được tên một số thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được các loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
||||||||
_ Giáo viên treo hình 63, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: + Cho biết các vật nuôi trâu, lợn, gà đang ăn thức ăn gì?
+ Kể tên các loại thức ăn trâu, bò, lợn, gà mà em biết? + Tại sao trâu , bò ăn được rơm, rạ? Lợn, gà có ăn được thức ăn rơm khô không? Tại sao?
+ Dựa vào căn cứ nào mà người ta chọn thức ăn cho vật nuôi?
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng. _ Giáo viên treo hình 64, chia nhóm, yêu cầu Học sinh quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Nhìn vào hình cho biết nguồn gốc của từng loại thức ăn, rồi xếp chúng vào một trong ba loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật hay chất khoáng? + Vậy thức ăn của vật nuôi có mấy nguồn gốc? _ Giáo viên giảng thêm về nguồn gốc thức ăn từ chất khoáng: là được tổng hợp từ việc nuôi cấy vi sinh vật và xử lí hóa học. _ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng. |
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: à Thức ăn các vật nuôi đang ăn là: + Trâu: ăn rơm. + Lợn: ăn cám. + Gà: thóc, gạo….. à Học sinh suy nghĩ, liên hệ thực tế trả lời. à Vì trong dạ dày của trâu, bò có hệ vi sinh vật cộng sinh. Còn lợn, gà không ăn được là vì thức ăn rơm, rạ, cỏ không phù hợp với sinh lí tiêu hoá của chúng. à Khi chọn thức ăn cho phù hợp với vật nuôi ta dụa vào chức năng sinh lí tiêu hoá của chúng. _ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh chia nhóm, quan sát, thảo lụân và cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
à Phải Trình bày các ý: + Nguồn gốc từ thực vật: cám, gạo, bột sắn, khô dầu đậu tương. + Nguồn gốc động vật: bột cá. + Nguồn gốc từ chất khoáng: premic khoáng, premic vitamin. à Thức ăn có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và chất khoáng. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. |
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1. Thức ăn vật nuôi: Là những loại thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được và phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của vật nuôi.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và từ chất khoáng. |
||||||||
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và cho biết: + Thức ăn vật nuôi có mấy thành phần? + Trong chất khô của thức ăn có các thành phần nào? _ Giáo viên treo bảng 4, yêu cầu nhóm cũ thảo luận trả lời câu hỏi: + Cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin? _ Giáo viên treo hình 65, yêu cầu nhóm thảo luận và cho biết những loại thức ăn ứng với kí hiệu của từng hình tròn (a, b,c,d)
_ Giáo viên sữa, bổ sung, tiểu kết, ghi bảng. |
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Thức ăn vật nuôi có 2 thành phần: nước và chất khô. à Trong chất khô của thức ăn có các thành phần: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng. _ Nhóm quan sát, thảo luận và trả lời:
à Những loại thức ăn có chứa nhiều: + Nước: rau muống, khoai lang củ. + Prôtêin: Bột cá. + Lipit: ngô hạt, bột cá. + Gluxit: rơm lúa và ngô hạt. + Khoáng, vitamin: bột cá, rơm lúa. _ Nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung: à Các thức ăn ứng với các hình tròn: + Hình a: Rau muống. + Hình b: Rơm lúa. + Hình c: Khoai lang củ. + Hình d: Ngô hạt. + Hình e: Bột cá. _ Học sinh lắng nghe, ghi bài. |
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô.Phần chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, kháng, vitamin. Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
|
||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
||||||||||
1. Hãy chọn các từ, cụm từ: thóc, rơm, cỏ, cám gạo, premic khoáng, thực vật, động vật để điền vào bảng sau:
2. Thành phần các chất có trong chất khô của thức ăn: a) Gluxit, vitamin. c) Prôtêin, gluxit, lipit, vitamin, chất khoáng. b) Chất khoáng, lipit, gluxit. d) Gluxit, lipit, protein. Đáp án: Câu 1: Trâu: rơm, cỏ Lợn: Cám gạo, premic khoáng Gà: thóc, thực vật, động vật. Câu 2: c |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo |
||||||||||
Liên hê: Tìm hiểu các loại thức ăn cho vật nuôi tại gia đình em. |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
||||||||||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm tìm hiểu những loại thức ăn nào có chứa nhiều nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin |
||||||||||
5. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học vào vở bài tập..
- Xem trước bài 38.