Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
CHƯƠNG I: KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
BÀI 22: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng.
- Xác định được các vai trò của rừng đ/v đ/s, kinh tế, sx và môi trường.
- Trình bày được thực trạng rừng của nước ta hiện nay về diện tích đất rừng, độ che phủ, diện tích đồi trọc biến đổi từ năm 1943 đến năm 1995.Liên hệ biến đổi về thiên tai trong những năm gần đây, rút ra kl về MQH giữa diện tích rừng che phủ bị giảm và thiên tai xảy ra.
- Trình bày được các nhiệm vụ của việc trồng rừng ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng (nếu địa phương có đất trồng rừng).
- Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường sinh thái.
- Làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
- Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi và tích cực trồng cây rừng.
- Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận, đúng quy trình, an toàn lao động.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, tự giác và lòng hăng say lao động.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc pt rừng, bảo vệ môi trường sống, sx, cải thiện môi trường sinh thái .
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
- PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
- Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh, bảng phụ.
- Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
_ Hình 33,34,35 SGK phóng to.
_ Phiếu học tập.
Xem trước bài 22.
- Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? ở địa phương em đã áp dụng các phương thức canh tác này ntn ? Cho vd minh hoạ ?
- Hãy Trình bày t/d của việc luân canh, xen canh, tăng vụ trong sx trồng trọt ?
+ Hs: Trả lời các câu hỏi.
+ Gv: Nhận xét câu trả lời, cho điểm.
4. Bài mới
Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức |
Vì sao mùa lũ nước sông thường có màu đỏ ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận: Phá rừng là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho trái đất như: ô nhiễm môi trường, đất đai bị xói mòn, khô hạn, bão lụt, nước biển ngày một dâng cao, nhiệt độ trái đất tăng dần, nhiều loại thực vật, động vật bị tiêu diệt. Do đó, loài người phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của rừng trong cuộc sống và sản xuất, tích cực bảo vệ rừng và phủ xanh trái đất. Vậy bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của việc trồng rừng. GV : Phong Đỏ |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng. - các vai trò của rừng đ/v đ/s, kinh tế, sx và môi trường. - thực trạng rừng của nước ta hiện nay về diện tích đất rừng, độ che phủ, diện tích đồi trọc biến đổi từ năm 1943 đến năm 1995.Liên hệ biến đổi về thiên tai trong những năm gần đây, rút ra kl về MQH giữa diện tích rừng che phủ bị giảm và thiên tai xảy ra. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
|
Hoạt động của gv |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
_ Treo tranh, yêu cầu Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: + Cho biết vai trò của rừng và trồng rừng?
_ Giáo viên sửa, bổ sung. + Nếu phá hại rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì? + Có người nói rằng rừng được phát triển hay bị tàn phá cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống của những người sống ở thành phố hay vùng đồng bằng xa rừng. Điều đó đúng hay sai? Vì sao? + Vậy vai trò của rừng là gì? _ Tiểu kết, ghi bảng. |
_ Học sinh quan sát và trả lời:
à Vai trò của rừng và trồng rừng là: + Hình a: làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi. + Hình b: chống xói mò, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy. + Hình c: Xuất khẩu. + Hình d: Cung cấp nguyên liệu lâmsản cho gia đình. + Hình e: Phục vụ nghiên cứu. + Hình g: Phục vụ du lịch, giải trí. _ Học sinh lắng nghe. à Nếu phá rừng bừa bãi gây ra lũ lụt, ô nhiễm môi trường, xói mòn, ảnh hưởng đến kinh tế….. à Sai. Vì ảnh hưởng của rừng đến khu vực toàn cầu, không phải chỉ ở phạm vi hẹp. à Có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất. _ Học sinh ghi bài. |
I. Vai trò của rừng và trồng rừng:
_ Làm sạch môi trường không khí. _ Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy. _ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống. _ phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
_ Giáo viên treo hình 35 và giải thích sơ đồ và trả lời các câu hỏi: + Em thấy diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc thay đổi như thế nào từ năm 1943 đến năm 1995? + Điều đó đã chứng minh điều gì?
+ Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không? |
_ Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
à Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ của rừng giảm nhanh còn diện tích đồi trọc càng tăng.
à Tình hình rừng ở nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng. à Rừng bị suy giảm là do khai thác bừa bãi, khai thác cạn kiệt, đốt rừng làm nương rẩy và lấy củi, phá |
II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. 1. Tình hình rừng ở nước ta. Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ Em hãy Trình bày một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng. _ Giáo viên giảng thêm về diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng, diện tích đồi trọc. _ Tiểu kết, ghi bảng. _ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi: +Trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?
+ Trồng rừng sản xuất là như thế nào?
+ Trồng rừng phòng hộ để làm gì?
+ Trồng rừng đặc dụng là như thế nào? _ Giáo viên giải thích thêm: Rừng là lá phổi của trái đất nhưng từ 1943 - 1995 nước ta đã mất khoảng 6 triệu ha rừng. Do đó Nhà nước có chủ trương trồng rừng thường xuyên, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. + Em cho một số ví dụ về trồng rừng đặc dụng? _ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh. _ Học sinh ghi bảng. |
rừng khai hoang,…mà không trồng rừng thay thế .à Học sinh cho ví dụ:
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài. _ trả lời:
à Đáp ứng các nhiệm vụ: + Trồng rừng sản xuất. + Trồng rừng phòng hộ. + Trồng rừng đặc dụng. à Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. à Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển (chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển…..) à Là rừng để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch. _ Học sinh lắng nghe.
à Ví dụ: vườn quốc gia Cóc Phương, Cát Bà, Cát Tiên,…. à Tuỳ theo địa phương mà các em trả lời:
_ Học sinh ghi bài. |
2. Nhiệm vụ của trồng rừng: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có: _ Trồng rừng sản xuất. _ Trồng rừng phòng hộ. _ Trồng rừng đặc dụng. |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Gọi 1-2 học sinh đứng dậy đọc phần ghi nhớ. - Cho Hs trả lời câu hỏi sau: Đánh dấu x vào các ô của bảng sau cho phù hợp:
- Gv hệ thống lại toàn bài. - Cho Hs đọc phần : “ Có thể em cha biết”.
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Liên hệ: + Ở địa phương em,nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu, vì sao? |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh hậu quả của việc tàn phá rừng |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập ở sách giáo khoa.
- Đọc trước bài “ Làm đất gieo ươm cây rừng”.