Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512

Tải xuống 10 2.8 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 26: TRỒNG CÂY RỪNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

  - Trình bày được thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước và kĩ thuật làm đất trồng cây rừng như kích thước của hố, tạo đất trong hố để cay sớm bén rễ và phát triển.

     - Mô tả được qui trình kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật trong từng bước của qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu.

     - Mô tả được qui trình và yêu cầu kĩ thuật trong mỗi khâu của qui trình trồng rừng bằng cây con rễ trần. Phân biệt sự khác nhau giữa kĩ thuật trồng rừng bằng cây có bầu và cây con rễ trần

  1. Kỹ năng:

          - có những thao tác thành thạo trồng cây rừng và chăm sóc cây rừng.

          - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.

  1. Thái độ:

          - Có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

            - Chuẩn bị của thầy:  Tranh ảnh, giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ.

            - Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Tổ chức
  3. Kiểm tra bài cũ

       Gv trả báo cáo thực hành và nhận xét

4. Bài mới

    GV: Phong Đỏ

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:   thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân như­: sai phạm trong kĩ thuật trồng rừng là một trong các nguyên nhân cơ bản. Như­ng sau khi cây đã trồng đ­ược chăm sóc như­ thế nào thì tốt ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu đ­ược các vấn đề đó.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:   - thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước và kĩ thuật làm đất trồng cây rừng như kích thước của hố, tạo đất trong hố để cay sớm bén rễ và phát triển.

     - Mô tả được qui trình kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật trong từng bước của qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

 

_ Yêu cầu học sinh đọc mục I và trả lời các câu hỏi:

+ Theo em, cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì?

+ Cho biết những mùa chính để trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

 

+ Tại sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam lại khác nhau?

 

 

+ Nếu trồng cây rừng trái thời vụ thì có hậu quả gì?

 

 

+ Ở các tỉnh miền Bắc trồng rừng vào mùa hè và đông có được không, tại sao?

_ Giáo viên bổ sung, ghi bảng.

_ Học sinh đọc và trả lời:

 

à Cơ sở đó là khí hậu và thời tiết.

 

à Các mùa chính ở:

+ Miền Bắc: mùa xuân và mùa thu.

+ Miền Trung và miền Nam: mùa mưa.

à Thời vụ ở các miền khác nhau nguyên nhân là do mỗi vùng có thởi tiết khí hậu khác nhau.

à Nếu trồng rừng trái thời vụ thì cây sinh trưởng còi cọc, tỉ lệ cây chết cao, thậm chí cây chết gần hết.

à Không, vì mùa đông và mùa hè cây mất nhiều nước, héo khô, còi cọc,….

_ Học sinh ghi bài.

I. Thời vụ trồng rừng:

_ Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu.

_ Mùa rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa thu và mùa xuân. Miền Trung và miền Nam là vào mùa mưa.

 

_ Giáo viên treo bảng về kích thước hố và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

+ Hãy cho biết, người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào?

 

 

_ Giáo viên ghi bảng.

_ Giáo viên treo hình 41 và yêu cầu học sinh  chia nhóm, quan sát để trả lời các câu hỏi:

+ Hãy cho biết các bước của kĩ thuật đào hố.

 

 

 

 

 

 

+ Hình 41a nói lên công việc gì của kĩ thuật đào hố?

+ Hình 41b nói lên công việc gì ?

+ Hình 41c nói lên công việc gì ?

_ Giáo viên nhận xét và hỏi:

+ Khi vạc cỏ và đào hố thì cần  lưu ý điều gì?

+ Khi lấp đất xuống hố thì nên chú ý điều gì, tại sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trước khi đào hố tại sao phải làm cỏ và phát quang ở quanh miệng hố?

 

 

 

 Giáo viên chốt lại, ghi bảng.

_ Học sinh quan sát và trả lời:

 

 

à Thường có các kích thước:

+ Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.

+ Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm.

 

_ Học sinh ghi bài.

_ Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi:

_ Đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.

à Bao gồm các bước:

+ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.

+ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

+ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.

à Đào hố.

 

à Lấy đất bỏ xuống hố.

 

à Lấp đất cho đầy hố.

 

_ Học sinh trả lời:

à Cần lưu ý: lớp đất màu để riêng bên miệng hố.

à Cần cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

à Tại vì đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.

_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.

II. Làm đất trồng cây:

1. Kích thước hố:

Bao gồm 2 loại:

_ Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.

+ Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm.

 

 

2. Kĩ thuật đào hố:

  Theo các thứ tự sau:

_ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.

_ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

_ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.

 

+ Cho biết có mấy cách trồng rừng bằng cây con?

 

_ Giáo viên treo hình 42, yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

 

 

+  Hãy cho biết trồng cây con có bầu theo quy trình nào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_ Giáo viên giảng thêm quy trình  trồng cây con có bầu.

+ Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ  biến ở nước ta?

 

 

 

_ Giáo viên treo  hình 43, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và cho biết:

+ Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với những loại cây nào?

 

+ Hãy sắp xếp lại cho đúng quy trình trồng cây con rễ trần.

+ Vậy trồng cây con rễ trần tiến hành theo những bước nào?

 

 

 

 

+ Ngoài 2 cách trên người ta còn tạo cây rừng bằng loại cây con nào nữa?

+ Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại nào? Tại sao?

_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.

à Có 2 cách:

+ Trồng cây con có bầu.

+ Trồng cây con rễ trần.

_ Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi:

_ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

à Theo quy trình:

+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.

+ Rạch bỏ vỏ bầu.

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.

+ Lấp đất và nén đất  lần 1.

+ Lấp đất và nén đất  lần 2.

+ Vun gốc.

_ Học sinh lắng nghe.

à Vì khi bứng cây có bầu đi trồng thì bộ rễ cây con không bị tổn thương; bầu đất đã có đủ phân bón và đất tơi xốp; cây trồng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

_ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời:

 

à Thường áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rể khỏe, nơi đất tốt và ẩm.

à Theo thứ tự: a, c, e, b, d.

à Theo các bước:

+ Tạo lỗ trong hố đất.

+ Đặt cây vào lỗ trong hố.

+ Lấp đất kín gốc cây.

+ Nén đất.

+ Vun gốc.

à Còn bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố.

 

à Nên trồng rừng bằng cây con, vì trồng bằng cây con thì sẽ phục hồi nhanh và sinh trưởng phát triển tốt hơn các cách khác.

_ Học sinh ghi bài.

III. Trồng rừng bằng cây con:

  Có 2 cách:

_ Trồng cây con có bầu.

_ Trồng cây con rễ trần.

  Ngoài ra người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố.

  Qui trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con gồm các bước:

_ Tạo lỗ trong hố.

_ Đặt cây vào lỗ trong hố đất.

_ Lấp đất.

_ Nén chặt.

_ Vun đất kín gốc cây.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

GV cho HS làm bài tập củng cố lại kiến thức:

Câu 1 (Trang 54 – vbt Công nghệ 7): Em hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng

Câu 2 (Trang 54 – vbt Công nghệ 7): Em hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trồng cây con có bầu và cây con rễ trần?

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

Liên hệ:

Ở địa phương em, nếu có trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay bằng cây con rễ trần, tại sao?

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động trồng cây ở địa phương em

 

         

5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho bài sau:

- Học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.

- Đọc và xem trước bài 27 ( SGK ) tìm hiểu việc chăm sóc cây trồng ở địa phương ( Cây rừng, cây cảnh, cây ăn quả ).

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng mới nhất - CV5512 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống