Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512

Tải xuống 7 2.8 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 27: CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

      - Trình bày được các nội dung của việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng và yêu cầu kĩ thuật của mỗi nội dung công việc, vai trò của mỗi công việc trong việc chăm sóc rừng

     - Trình bày  được thời gian, số lần cần chăm sóc rừng sau khi trồng và giải thích vì sao những năm đầu mới trồng thì số lần chăm sóc cần nhiều, càng về sau số lần chăm sóc càng giảm

     - Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gđ để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sp, cải thiện môi trường sinh thái

  1. Kỹ năng :

          - có những thao tác thành thạo trồng cây rừng và chăm sóc cây rừng.

          - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.

  1. Thái độ:

          - Có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

            - Chuẩn bị của thầy:  Tranh ảnh, giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ.

            - Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Tổ chức
  3. Kiểm tra bài cũ

       Gv trả báo cáo thực hành và nhận xét

4. Bài mới

     

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:   thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

 

Trân đây là hình ảnh một số hoạt động chăm sóc cây rừng sau khi trồng,  và hình ảnh cánh rừng qua các giai đoạn. Theo em để đảm bảo cây sống và phát triển tốt cần yếu tố gì?

HS trả lời

GV:Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân như­ : sai phạm trong kĩ thuật trồng rừng là một trong các nguyên nhân cơ bản. Như­ng sau khi cây đã trồng đ­ược chăm sóc như­ thế nào thì tốt ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu đ­ược các vấn đề đó.

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - các nội dung của việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng và yêu cầu kĩ thuật của mỗi nội dung công việc, vai trò của mỗi công việc trong việc chăm sóc rừng

     - thời gian, số lần cần chăm sóc rừng sau khi trồng và giải thích vì sao những năm đầu mới trồng thì số lần chăm sóc cần nhiều, càng về sau số lần chăm sóc càng giảm

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

+ Theo em chăm sóc rừng sau khi trồng nhằm mục đích gì?

_ Yêu cầu học sinh đọc phần I và cho biết:

+ Vì sao sau khi trồng 1-3 tháng phải chăm sóc ngay?

 

 

 

+ Vì sao phải chăm sóc liên tục trong 4 năm?

 

+ Vì sao những năm đầu chăm sóc nhiều hơn những năm sau?

_ Tiểu kết, ghi bảng

à Để tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt và có tỉ lệ sống cao.

_ Học sinh đọc và trả lời:

 

à Vì cây mới trồng còn  non yếu. Tiến hành chăm sóc ngay để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng trong môi trường sống mới.

à Vì năm thứ 1-4 rừng chưa khép tán, sau 4-5 năm rừng mới khép tán.

à Năm sau cây khoẻ dần tán rừng ngày càng kín .

 

_ Học sinh ghi bài.

I. Thời gian và số lần chăm sóc:

1. Thời gian:

  Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm  sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4 năm.

2. Số lần chăm sóc:

  Năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ 4, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần.

 

_  Giáo viên treo hình 44, yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi:

 

+ Chăm sóc rừng bao gồm những công việc gì?

 

 

 

 

 

+ Hình 44a mô tả công việc gì? Làm như thế nào?

 

 

 

+ Hình 44b mô tả công việc gì? Và cách tiến hành công việc đó.

+ Hình 44c là công việc gì và cách tiến hành công việc đó?

+ Hình 44d mô tả công việc gì và cách làm ?

 

 

 

+ Hình 44e là công việc gì và làm như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

_ Giáo viên nhận xét.

+ Cho biết phát quang nhằm mục đích gì?

 

 

+ Em hãy cho biết sau khi trồng cây gây rừng có nhiều cây chết là do các nguyên nhân nào.

 

_ Giáo viên sửa, bổ sung và ghi bảng.

_ Học sinh quan sát và thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời:

_ Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

à Bao gồm các công việc:

+  Tỉa và dặm cây.

+ Phát quang.

+ Làm cỏ.

+ Bón phân.

+ Vun gốc.

+ Làm rào bảo vệ.

à Tỉa, dặm cây. Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chổ đất trống.

à Làm cỏ quanh gốc. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.

à Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu.

 

à Xới đất, vun gốc. Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ.

à Phát quang và làm rào bảo vệ:

+ Phát quang là chặt bỏ day leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.

+ Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng.

_ Học sinh lắng nghe.

à Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng và tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt.

à Do cây cỏ hoang dại chèn ép cây trồng, đất khô và thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết xấu, sâu, bệnh hại, thú rừng phá hại,…

_ Học sinh lắng nghe và ghi bài.

V. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:

_ Làm rào bảo vệ.

_ Phát quang.

_ Làm cỏ.

_ Xới đất, vun gốc.

_ Bón phân.

_ Tỉa và dặm cây.

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập :

        _ Các bước làm kĩ thuật đào hố.

        _ Cho biết thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.

        _ Cho biết các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

Bài tập vận dụng:

Cây rừng vùng đồi núi thường được trồng trên đất dốc, nghèo dinh dưỡng, nhiều cây hoang dại tự do phát triển, nhất là các cây dây leo, do đó rừng sau khi trồng phải được chăm sóc nhiều năm (thường từ 1 đến 4 năm). Bằng hiểu biết của mình, em có thể xác định những yếu tố nào sẽ làm cây kém phát triển hoặc bị chết nếu không được chăm sóc. Từ đó em hãy đề ra các việc phải làm để cây rừng tồn tại và phát triển thành rừng.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Tìm hiểu cụ thể về cách chăm sóc một số loại cây rừng: bạch đàn, sim, quế…

 

           

5. Hướng dẫn về nhà

      - Trả lời các câu hỏi cuối bài học.

      - Chuẩn bị bài 28.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống