Giáo án Công Nghệ 7 Bài 17: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm mới nhất

Tải xuống 3 1.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 17: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 17: THỰC HÀNH XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM.

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :

-  Biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm.

- Làm được các thao tác xử lý hạt giống đúng quy trình.

- Làm được các bước đúng qui trình.

  1. Chuẩn bị:

  - Mẫu hạt lúa, ngô, Nhiệt kế,  Phích nước nóng, Chậu, thùng đựng nước lã.

  - Đĩa Petri, khay men hãy gỗ, giấy thấm nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông.

II. Các hoạt động dạy học

  1. Ổn định lớp: (1’)

2.Kiểm tra bài cũ :

  1. Bài mới . (39’)

Hoạt động 1 : giới thiệu dụng cụ cần thiết cho bài thực hành

I.  Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

  -  Mẫu hạt lúa, ngô.

  -  Nhiệt kế.

  -  Phích nước nóng.

  -  Chậu, thùng đựng nư­ớc lã.

  - Đĩa Petri, khay men, giấy thấm

 Nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông

Hoạt động 2 :  Giới thiệu quy trình thực hành

II. Quy trình thực hành.

   + Bước 1 :  Cho hạt vào trong n­ước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.

 - Hoà nước muối, khi nào cho trứng vào

Nước hoà muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu.

- Do tỉ trọng nước lớn, đẩy trứng nổi lên.

- Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc và chậu nước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm nước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc.

 + Bước 2: Rửa sạch hạt chắc.

Đặt rá thóc có hạt chắc vào chậu, lấy

nước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết nước.

  +  Pha nước 540 C.

- Dùng nước sôi pha vào chậu n­ước lã sạch.

- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, khi nhiệt kế chỉ 540 C

+Bước 3: Ngâm thóc đã ráo n­ước vào chậu nư­ớc 540C từ 5 đến 10 phút, sau đó ngâm tiếp vào nư­ớc sạch 24 giờ cho hạt hút n­ước no.

Chú ý: Người ta chỉ thay việc ngâm n­ước 540C bằng cách cho vào lo sấy 540C từ 5 đến 10 phút.

- 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích đ­ược hạt nãy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết.

 

Gv : quan sát học sinh nhận biết.

Hs : Thực hiện.

III. Thực hành : Học sinh quan sát quy trình tự thực hiện các thao tác. Gv theo dõi,

hướng dẫn những HS còn lúng túng, quan sát và đánh giá quá trình thực hiện, đặc biệt kĩ năng thực hiện.

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành

Gv : Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả thực hành

Hs : Thực hiện

IV. Đánh giá kết quả thực hành.

 

 

4. Củng cố (3’)

    - Gọi 1 học sinh của nhóm 1 báo cáo kết quả.

    - Gọi các nhóm khác bổ sung.

5. Hướng dẫn vờ̀ nhà (2’)

  Trả lời các câu hỏi sau :

 ? Vì sao phải ngâm  hạt thóc ở nhiệt độ 540 C trong vòng 5 đến 10 phút ?

 ? Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nư­ớc muối, sau đó mới xử lý bằng nhiệt ? Có thể lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa ?

? Nếu xử lý bằng nước ấm xong mới ngâm vào n­ước muối có đ­ược không ? Vì sao?                                                              

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 17: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 17: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 17: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công nghệ 7
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống