Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512

Tải xuống 10 2.2 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 12: SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

      - Trình bày  được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sp ở các mức độ khác nhau.

      - Xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở để hình thành k/ niệm sâu hại.

      - X/định được các đặc điểm chung và b/chất của sâu hại qua p/tích những đặc điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại.

      - Lấy được vd sâu hại cây trồng cần tiêu diệt và côn trùng có ích cần phát triển

      - Chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của k/niệm về bệnh cây và lấy được vd minh hoạ, phân biệt được sâu hại và bệnh hại về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại. 

      - Trình bày được một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xđ được nguyên nhân gây ra.

  1. Kĩ năng

      - Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại cây trồng phổ biến.

  1. Thái độ

      - Có ý thức phòng trừ sâu, bệnh để hạn chế sự gây hại về số lượng, chất lượng sp trồng trọt

      - Có ý thức phát hiện sâu, bệnh hại qua quan sát dấu hiệu bị hại trên lá, thân, hoa, quả của cây, từ đó có biện pháp phòng trừ có hiệu quả

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

       - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. Bảng phụ.

       - Chuẩn bị của Trò: Dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

Mẫu vật (nếu có)

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. Tổ chức.
  3. Kiểm tra bài cũ :

  ? Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì  ? Có những cách nào để tăng được số l­ượng cây giống ?

4. Bài mới

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:   thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

     Hình ảnh các em quan sát chính là hậu quả mà sâu bệnh để lại.Trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất l­ượng sản phẩm.Trong đó sâu, bệnh là 2 nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng, ta cần nắm vững đặc điểm sâu, bệnh hại. Bài hôm nay ta nghiên cứu ”Sâu, bệnh hại cây trồng”.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:      - tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sp ở các mức độ khác nhau.

      - đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở để hình thành k/ niệm sâu hại.

      - đặc điểm chung và b/chất của sâu hại qua p/tích những đặc điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

 

_ Yêu cầu học sinh đọc phần I SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng?

 

 

 

 

 

 

+ Em hãy Trình bày  một vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến năng suất và chất lượng nông sản mà em biết hay thấy ở địa phương.

_ Giáo viên nhận xét, bổ sung.

_ Giáo viên giảng thêm:

+ Sâu bệnh hại có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây: cây trồng bị biến dạng, chậm phát triển, màu sắc biến đổi.

+ Khi bị sâu bệnh phá hại,  năng suất cây trồng giảm mạnh.

+ Khi bị sâu bệnh phá hại,  chất lượng nông sản giảm.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

_ Học sinh đọc và trả lời:

 

à Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại,  cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm thậm chí không cho thu hoạch.

_ Học sinh cho ví dụ:

 

 

 

 

 

 

 

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

_ Học sinh ghi bài.

I. Tác hại của sâu, bệnh:

  Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng  và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.

 

 

_Yêu cầu học sinh đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Côn trùng là gì?

 

 

 

 

 

 

+ Vòng đời của côn trùng được tính như  thế nào?

 

 

 

+ Trong vòng đời , côn trùng trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào?

+ Biến thái của côn trùng là gì?

 

_ Yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát kĩ hình 18,19 và Trình bày  những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?

_ Giáo viên giảng giải thêm khái niệm về côn trùng.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và hỏi:

+ Thế nào là bệnh cây?

 

 

 

+ Hãy cho một số ví dụ về bệnh cây.

_ Giáo viên nhận xét, bổ sung, ghi bảng.

_ Giáo viên treo tranh, đem những mẫu cây bị bệnh cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm và hỏi:

+ Ở những cây bị sâu, bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì?

+ Nhìn vào hình cho biết hình nào cây bị sâu và hình nào cây  bị bệnh.

+ Khi cây bị sâu, bệnh phá hại thường có những biến đổi về màu sắc, cấu tạo, trạng thái như thế nào?

 

 

_ Giáo viên  chốt lại kiến thức cho học sinh.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:

 

à Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành Chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

à Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến giai đoạn trưởng thành và lại đẻ trứng.

à Qua các giai đoạn: trứng – sâu non – nhộng – trưởng thành hoặc trứng – sâu non – trưởng thành.

à Biến thái là sự thay đổi cấu tạo, hình thái cuả côn trùng trong vòng đời.

_ Học sinh chia nhóm và thảo luận , Trình bày  ra sự khác nhau:

+ Biến thái hoàn toàn phải trải qua 4 giai đoạn: trứng – sâu non – nhộng – trưởng thành.

+ Biến thái không hoàn toàn chỉ trải qua 3 giai đoạn: trứng – sâu non- trưởng thành.

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

_ Học sinh ghi bài.

_ Học sinh đọc và trả lời:

à Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái cả cây dưới tác động của VSV gây bệnh và điều kiện sống không bình thường.

_ Học sinh cho một số ví dụ.

_ Học sinh ghi bài.

 

_ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời:

à Thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái,cấu tạo….

_ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

_ Yêu cầu Trình bày  được:

+ Bị sâu: a,b,h.

+ Bệnh: c,d,e,g.

à Cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: biến dạng lá, quả, gãy cành, thối cũ, thân cành sần sùi.

+ Màu sắc: trên lá, quả có đốm nâu, đen, vàng….

+ Trạng thái: cây bị héo rũ.

_ Học sinh lắng nghe.

_ Học sinh ghi bài.

III. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây:

1. Khái niệm về côn trùng:

   Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành Chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

  Biến thái của côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời.

  Có 2 loại biến thái:

+ Biến thái hoàn toàn.

+ Biến thái không hoàn toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khái niệm về bệnh cây:

  Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do VSV gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên.

 

 

 

 

 

3. Một số dấu hiệu của cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:

  Khi bị sâu bệnh phá hại màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

I. Hãy chọn câu trả lời đúng:

         1. Điều nào sau  đây đúng với côn trùng:

     a. Động vật chân khớp.

     b. Vòng đời trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.

     c. Có 2 kiểu biến thái là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

     d. Tất cả các câu trên.

         2. Những biểu hiện khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại là:

     a. Màu sắc trên lá, quả thay đổi.

     b. Hình thái lá, quả biến dạng.

     c. Cây bị héo rũ.

     d. Cả 3 câu a, b, c.

      II. Phân biệt biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

Biến thái không hoàn toàn

Biến thái hoàn toàn

 

 

Đáp án: I (Đ).1.d  2.d

               II. – Biến thái không hoàn toàn trải qua 3 giai đoạn (sâu non, trứng, sâu trưởng thành ), ở giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hoại mạnh nhất.

                   - Biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn (nhộng, sâu non , trứng,sâu trưởng thành), ở giai đoạn sâu non chúng phá hoại mạnh nhất.

 

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

Lấy ví dụ về những dấu hiệu của một loại cây bị sâu, bệnh phá hoại mà em biết

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

      - Tìm hiểu qua cha, mẹ hoặc hình ảnh về các cách phá hoại của sâu, bệnh hại cây trồng nói chung, ghi vào vở bài tập để đến lớp thảo luận.

      - Sưu tầm những cây trồng bị sâu bệnh phá hoại.

  

                 

5. Hướng dẫn dặn dò

     - Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

     - Tìm hiểu, thống kê các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở địa phương em đang sử dụng.

      - Xem trư­ớc bài 13.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống