Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất

Tải xuống 7 1.4 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

$4. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ

CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Ghi nhớ khái niệm về GTTĐ của một số hữu tỉ. Cách thực hiện các phép tính về số thập phân.
  2. Năng lực:

- Năng lực chung: NL tự học, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL tính toán

- Năng lực chuyên biệt: NL tìm GTTĐ của số hữu tỉ; NL cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. 

  1. Phẩm chất: Cẩn thận, tập trung, chú ý, biết khai thác kiến thức cũ.

II. CHUẨN BỊ

     1. Giáo viên: giáo án, sgk

     2. Học sinh: Ôn GTTĐ của một số nguyên, qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

  1. Mục tiêu: Nhứ định nghĩa và cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân
  4. Phương tiện dạy học: sgk
  5. Sản phẩm: Giá trị tuyệt đối của só nguyên

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GTTĐ của một số nguyên a là gì ? 

Tìm : ê15 ê   ; ê-3 ê   ;    ê0 ê   

* Hôm nay ta sẽ áp dụng tìm giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ tương tự như vây.

- GTTĐ của một số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số

ê15 ê = 15  ; ê-3 ê = 3  ;

ê0 ê = 0  

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: GTTĐ của một số hữu tỉ

  1. Mục tiêu: Nhớ khái niệm và cách tìm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi
  4. Phương tiện dạy học: sgk
  5. Sản phẩm: Tìm được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Số nguyên a cũng được xem là số hữu tỉ, vậy

GTTĐ của một số hữu tỉ  là gì ?

- Tìm ê3,5 ê; ;  ê-2 ê ;  ê0 ê

HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

HS báo cáo kết quả thực hiện.

GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.

GV kết luận kiến thức

* GV giap nhiệm vụ:

- Làm ?1 SGK theo cặp.

Từ câu a GV hướng dẫn HS hoàn thành câu b.

Từ đó rút ra nhận xét,  áp dụng làm VD 

- Cá nhân HS tiếp tục làm  ?2

Cả lớp làm vào vở ; 2 HS lên bảng thực hiện ?2

GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.

GV kết luận kiến thức

 

  1. GTTĐ cuả một số hữu tỉ

ĐN: SGK

Ví dụ: ê3,5 ê=  3,5   ; ê=    ;

           ê-2 ê=  2 ;         ê0 ê=  0

?1

a)    Nếu x = 3,5 thì     

     Nếu x =

b) Nếu x > 0 thì  êx ê =  x

Nếu x =  0 thì  êx ê =  0

Nếu x < 0 thì  êx ê =  -x

nếu

Ví dụ:  ; ç-5,75ç = -(-5,75) = 5,75

?2   a) ;        b)

       c)  ;         d)

Hoạt động 3: Cộng trừ, nhân chia, số thập phân

  1. Mục tiêu: Ôn lại cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm
  4. Phương tiện dạy học: sgk
  5. Sản phẩm: Thực hiện các cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Tìm hiểu sgk, nêu qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

- Thực hiện ví dụ theo 2 cách:

Cách 1: Hãy viết các số thập phân dưới dạng phân số rồi áp dụng qui tắc cộng phân số

 Cách 2: Cộng theo qui tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên.

- Rút ra nhận xét cách nào làm nhanh hơn ?

HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện.

2 HS lên bảng làm.

GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.

GV kết luận kiến thức

* Áp dụng làm ?3 

- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện

GV đánh giá kết quả.

2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Ví dụ: a) -1,13 + (- 0,624 )

Cách 1: -1,13 + (- 0,624 )

 =

=   

=  - 1,394

Cách 2: -1,13 + (- 0,624 )

            =  -(1,13 + 0,624 )

            =  -1,394

b) 0,245 – 2,134        

c) –5,2 – 3,14

=  –(2,134 - 0,245)     

= – (5,2 + 3,14)

=  - 1,889 = - 8,34

?3  Tính :

a) –3,116 + 0,263 =  -2,853

b) –3,7. ( -2,16)

 

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4:  Làm bài tập

  1. Mục tiêu: Củng cố định nghĩa GTTĐ của số hữu tỉ và kỹ năng thực hiện phép tính về số thập phân.
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cặp đôi, nhóm
  4. Phương tiện dạy học: sgk
  5. Sản phẩm: Bài 17, bài 18sgk

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-         Làm bài 17 theo cặp

-         Làm bài 18 theo nhóm.

HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

HS báo cáo kết quả thực hiện.

GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.

Bài 17/15SGK

 1) a. Đúng ; b. Sai ; c. Đúng.

2) a.    Þ x =  ±     ;  b.  êx ê=  0,37 Þ x =  ± 0,37

    c.     êx ê=  0 Þ x =  0     ;   d.   êx ê=   Þ x = ±

Bài 18/15SGK

a) -5,17 – 0,469 =  -5,639

b) -2,05 + 1,73 = -0,32

c) (-5,17). (-3,1) = 16,027   

d) (-9,08) : 4,25 = -2,136471

  D. VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Làm bài tập tính nhanh

  1. Mục tiêu: Áp dụng tính chất các phép tính để tính nhanh hợp lí.
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cặp đôi
  4. Phương tiện dạy học: sgk
  5. Sản phẩm: Bài 19sgk

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Tìm hiểu các bài giải, nêu cách thực hiện của các bạn.

- Tìm cách giải nhanh hơn.

HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

HS báo cáo kết quả thực hiện.

GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.

Bài 19/15SGK

Bạn hùng  cộng từ trái sang phải, cộng các số âm lại sau đó cộng với 41,5. Còn bạn Liên nhóm từng cặp các số hạng có tổng là các số nguyên + 3 và 40

Cả hai bạn đều áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp, tuy nhiên cách làm của bạn Liên nhanh hơn.

*HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Học thuộc đ/n GTTĐ của 1 số hữu tỉ, ôn so sánh hai số hữu tỉ, qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ.

- BTVN 21, 22, 24, tr 15, 16 SGK                   

- Tiết sau luyện tập mang máy tính bỏ túi.

 

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố quy tắc cộng, trừ, nhân, chia và tìm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
  2. Năng lực:

- Năng lực chung: NL tự học, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Tìm GTTĐ của số hữu tỉ; so sánh các số hữu tỉ, tính nhanh; sử dụng MTBT. 

  1. Phẩm chất: Luôn tích cực và chủ động trong học tập, có ý thức học hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy tính bỏ túi

2. Học sinh: Máy tính bỏ túi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi

Đáp án

- Nêu công thức tính giá trị tuyệt đối của 1 số số hữu tỉ x. (5đ)

- Áp dụng tìm giá trị tuyệt đối của 3,1;  - 5,6   (5đ)

- Công thức: sgk

Áp dụng :   ; 

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

  1. Mục tiêu: Hs được làm quen với thao tác trên máy tính
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân
  4. Phương tiện dạy học: sgk, MTBT, bảng phụ
  5. Sản phẩm: Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi

Yêu cầu: Hs quan sát và tìm hiểu cách thực hiện các phép

tính cộng, trừ, nhân, chia các số hữu tỉ bằng MTBT.

- Dùng máy tính bỏ túi để tính

  1. a) (-3,1597) + (-2,39)    b) (-0,793) – (-2,1068)    
  2. c) (-0,5).(-3,2) + (-10,1).0,2 d) 1,2.(-2,6) + (-1,4):0,7

Hs:    a) (-3,1597)+(-2,39) = -5,5497          b) (-0,793) – (-2,1068) = 1,3138

  1. c) (-0,5).(-3,2)+(-10,1).0,2 = -0,42 d) 1,2.(-2,6) + (-1,4) : 0,7 = 5,12

Gv theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ Hs thực hiện nhiệm vụ

B. LUYỆN TẬP

Hoạt động 1:  Giải bài tập tính giá trị biểu thức, so sánh các số hữu tỉ. (nhóm + cặp đôi)

  1. Mục tiêu: Linh hoạt áp dụng tính chất của các phép tính trong từng bài để tính kết quả nhanh và hợp lí.
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi
  4. Phương tiện dạy học: sgk, MTBT, bảng phụ
  5. Sản phẩm: Giải các bài tập sgk: 16, 20, 22, 23, 24

Nội dung

Sản phẩm

Bài 16 SGK 

GV ghi đề bài, yêu cầu HS quan sát, nêu nhận xét về các biểu thức ?

GV: Hướng dẫn HS áp dụng tính chất:

(a + b) : c = a : c + b : c

a : (b + c) = a : b + a : c

GV theo dõi, hướng dẫn HS trình bày.

- 2 HS lên bảng làm bài

GV nhận xét, đánh giá.

Bài 20 tr15 SGK

Yêu cầu:

- Hãy nêu cách thực hiện tính nhanh

- HS thảo luận theo nhóm

GV theo dõi, hướng dẫn HS trình bày.

- 3 HS lên bảng thực hiện.

GV nhận xét, đánh giá.

Bài 24 tr16 SGK

Yêu cầu:

- Tìm hiểu xem cần áp dụng tính chất nào để giải bài này ?

- HS hoạt động theo cặp,

GV theo dõi, hướng dẫn HS trình bày.

2 HS  lên bảng trình bày bài làm

GV nhận xét, đánh giá.

Bài 22 tr16 SGK

Yêu cầu:

- Nêu cách thực hiện.

- Tiến hành qui đồng mẫu rồi so sánh.

Bài 23 tr16 SGK

H: Câu a, câu b cần so sánh với số nào ?

Câu c: GV hướng dẫn so sánh với một số trung gian để suy ra.

Bài 16/13 SGK: Tính

Bài 20 tr15 SGK: Tính nhanh

a) 6,3 + (- 3,7)+2,7 + (-0.3)= 9 + (- 4) = 5

b) –4,9 + 5,5 + 4,9 + (- 5,5)

=   (-4,9 + 4,9) + (-5,5 + 5,5) =  0

d) – 6,5. 2,8 + 2,8. (-3,5)

= 2,8.[-6,5 + (- 3,5)] = 2,8. (- 10) = - 28

 

Bài 24 tr16 SGK 

a) (-2,5.0,38.0,4) - [0.125.3,15.( -8)]

= [(2,5. 0,4). 0,38]-í[0,125. (-8). 3,15]ý

= -1. 0,38 + 1. 3,15 =   2,77

b) [- 20,38. 0,2+ (-9,17). 0,2] : [2,47.0,5 – (3,53). 0,5]

= ( -30. 0,2) : ( 6. 0,5)  = - 6 : 3 =  2

 

 

Bài 22 tr16 SGK

Kết quả -1 <  <  <   0 <

Bài 23 tr16 SGK

a)  < 1 < 1,1    

b) –500 < 0 <  0,001 

c)  <  =  =  <

C. VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Giải các bài toán tìm x và thực hiện tính toán bằng MTBT
  2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  3. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi
  4. Phương tiện dạy học: sgk, MTBT, bảng phụ
  5. Sản phẩm: Bài 25, 26 sgk

Nội dung

Sản phẩm

Bài 25 tr 16 SGK

Yêu cầu:

- Tìm xem những số nào có GTTĐ bằng 2,3

- Với mỗi giá trị thay vào đẳng thức rồi tìm x.

Bài 26 tr16 SGK

Yêu cầu:

- Đọc phần hướng dẫn sgk

- Dùng máy tính để tính câu a, c

Bài 25 tr 16 SGK

a) êx – 1,7 ê= 2,3

=> x – 1,7 = 2,3 => x = 4

hoặc x – 1,7 = - 2,3 => x = - 0,6

Bài 26 tr16 SGK

a) (-3,1579) + (-2,39) = - 5,5497            

c) (-0,5). (-3,2) + (-10,1). 0,2 =  - 0,42

* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

-  Xem lại các bài đã làm.

  • BTVN Bài 25b, 26 (b,d) tr 27 SGK, bài 28, 30, 31 tr38 SBT.
  • Ôn tập định nghĩa lũy thừa bậc n của a, nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số.

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Toán học 7 bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân chuẩn nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống