Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất

Tải xuống 6 3.4 K 40

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn  nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

$8. TÍNH CHẤT CỦA DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Giúp HS biết được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
  2. Năng lực:

- Năng lực chung: NL tính toán, NL suy luận, NL sử dụng ngôn ngữ toán học.

- Năng lực chuyên biệt: NL viết dãy tỉ số bằng nhau.

  1. Phẩm chất: Luôn tích cực và chủ động trong học tập, có ý thức học hỏi.

II. CHUẨN BỊ

     1. Giáo viên: Giáo án, SGK

     2. Học sinh: Học kĩ định nghĩa và tính chất của tỉ lệ thức

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu     (hoạt động cặp đôi)

- Mục tiêu: Bước đầu HS nhận ra được nội dung của bài học

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ

- Sản phẩm: Lập hai tỉ số bằng nhau

Câu hỏi

Đáp án

Cho tỉ lệ thức: . Hãy so sánh các tỉ số  và    với các tỉ số trong tỉ lệ thức đã cho.    

 GV: Các tỉ số các em vừa lập là một dãy tỉ số bằng nhau mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

Ta coù:

 vaø    

Vậy      =   =

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau   (hoạt động cặp đôi, cá nhân)

- Mục tiêu:  Giúp HS biết cách lập dãy tỉ số bằng nhau từ các tỉ số đã cho.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ

- Sản phẩm: Công thức tổng quát về dãy tỉ số bằng nhau.

Nội dung

Sản phẩm

 GV giao nhiệm vụ:

- Từ bài tập khởi động, hãy suy ra công thức tổng quát.

- Từ dãy tỉ số , hãy lập các tỉ số tạo bởi tổng (hiệu) các tử và các mẫu của các tỉ số trong dãy tỉ số trên, rồi so sánh với các tỉ số đã cho.

- Lập dãy tỉ số tổng quát

HS hoạt động theo cặp thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả.

GV nhận xét, đánh giá.

GV: Hướng dẫn HS suy luận tính chất tổng quát và kết luận kiến thức về dãy tỉ số bằng nhau.

- Lưu ý HS tính tương thích của dấu cộng & dấu trừ.

HS theo dõi và ghi vào vở

GV nêu ví dụ, yêu cầu HS áp dụng viết thành dãy các tỉ số bằng nhau.

GV nhận xét, đánh giá.

1. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

 ?1 =

Vậy =  

Tổng quát:

Tính chất mở rộng cho dãy tỉ số bằng nhau:

Từ dãy tỉ số    ta suy ra:

* Ví dụ: Từ dãy tỉ số , áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Hoạt động 3: Chú ý   (hoạt động cá nhân)

- Mục tiêu: HS biết viết dãy tỉ số bằng nhau từ các số tỉ lệ với nhau

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ

- Sản phẩm: Viết dãy tỉ số bằng nhau

Nội dung

Sản phẩm

 GV yêu cầu HS:

- Tìm hiểu sgk, diễn đạt dãy tỉ số bằng nhau;

- Áp dụng làm ?2

GV: Nếu ta gọi số HS của 3 lớp lần lượt là: a, b, c thì ta sẽ biểu diễn như thế nào ?

Cá nhân HS biểu diễn dãy tỉ số bằng nhau.

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức

2. Chú ý

 ta nói các số a, b, c tỉ lệ với 2; 3; 5 

Ta cũng có thể viết a : b : c =  2 : 3 : 5

?2 Gọi số hs các lớp 7A ; 7B ; 7C lần lượt là a, b, c ta có:  Hay a: b : c = 8 : 9 : 10

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Bài tập áp dụng (hoạt động cặp đôi, cá nhân)

- Mục tiêu:  Biết cách áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và trình bày bài toán.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện dạy học: sgk

- Sản phẩm: Bài 54, 57 sgk    

Nội dung

Sản phẩm

Làm bài tập 54/30 SGK

Tìm hai số x và y, biết  và x+y =  16

Yêu cầu: Lập tỉ số bằng hai tỉ số đã cho để áp dụng được x+y =  16

- Tính giá trị của mõi tỉ số suy ra x, y

HS hoạt động theo cặp tìm x, y

GV đánh giá, nhận xét, hướng dẫn HS cách trình bày.

Làm bài tập 57/ 30 SGK

GV: Yêu cầu

- Đọc bài toán

- Gọi số bi của 3 bạn lần lượt là a, b, c, hãy viết dãy tỉ số bằng nhau từ bài toán cho.

- Giải bài toán tương tự bài 54.

HS hoạt động cá nhân, giải bài toán, lên bảng trình bày.

GV nhận xét, đánh giá,

Bài 54/30 sgk

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:  = 

Vậy Þ x =  6  ;  ; Þ y =  10

Bài 57/30 sgk:

Gọi số bi của 3 bạn Minh ; Hùng ; Dũng  lần lượt là a, b, c  ta có :

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: = 

Vậy   Þ  a =  2.4 =  8

 Þ  b =  4.4 =  16 ;  Þ  c =  5.4 =  20

* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

  • Ôn tập tính chất tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằêng nhau
  • BTVN 55, 56, 58, 59, 60 tr 30, 31 SGK

 

LUYỆN TẬP

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố các tính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
  2. Năng lực:

- Năng lực chung: NL tính toán, tư duy, GQVĐ

- Năng lực chuyên biệt: Tìm x trong tỉ lệ thức, giải bài toán chia tỉ lệ.

  1. Phẩm chất: Có ý thức học hỏi, có tính tự giác cao,biết chia sẻ cùng bạn.

II. CHUẨN BỊ

     1. Giáo viên: Giáo án, SGK

     2. Học sinh: Học kỹ tính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

 * Kiểm tra bài cũ  

        Câu hỏi

Đáp án

1) Viết tính chất của dãy tỉ số bằng nhau  (3đ)

Làm bài 55 / 30 SGK:  Tìm hai số x và y, biết

x : 2=  y : (-5)  và x - y =  -7 (7đ)

2)  Làm Bài 56 tr 30 SGK

-  Tìm diện tích của hình chữ nhật biết tỉ số giữa hai cạnh là 2 : 5 và chu vi của nó là 28 m   (10đ)

- Nêu các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau như sgk/29

Bài 55/ 30 SGK 

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:  => x =  -2  ;  y =  5

Bài 56/30sgk

Gọi hai cạnh của hình chữ nhật tương ứng là a, b.

Ta có : a : b = 2 : 5 Hay 

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có  Þ a =  4  ; b =  10

Vậy Diện tích của hình chữ nhật là :

 a. b =  4. 10 =  40 m 2

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Tìm x trong tỉ lệ thức (hoạt động nhóm, cá nhân)

- Mục tiêu:  Biết cách tìm x trong tỉ lệ thức

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: sgk

- Sản phẩm: Bài 60 sgk    

Nội dung

Sản phẩm

Bài 60tr 31SGK :

GV: Ghi đề bài, chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận:

+ Nêu cách tìm ngoại tỉ, trung tỉ chưa biết

+ Xác định ngoại tỉ và trung tỉ trong tỉ lệ thức 

+ Nêu thứ tự thực hiện.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày

GV nhận xét, đánh giá

 

 

 

 

 

 

Bài 60 tr 31SGK

a)  Þ   Þ x = 

b) 4,5 : 0,3 = 2,25 : (0,1. x)

=> 0,1x = (0,3. 2,25) : 4,5 = 0,15

=> x = 0,15 : 0,1 =  1,5   ;   

c) 8 :  = 2 : 0,02 =>  = (8. 0,02) : 2 = 0,08

x = 0,08 :  = 0,32    ; 

d) 3 :  = : (6. x)

=> 6x =  : 3 =  => x =   : 6 =

D. VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Giải bài toán thực tế  (hoạt động cặp đôi, cá nhân)

- Mục tiêu:  Biết cách suy luận, trình bày lời giải bài toán.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện dạy học: sgk

- Sản phẩm: Bài 58, 62. 64 sgk    

Nội dung

Sản phẩm

Bài 58 tr 38 SGK

Yêu cầu:

- Đọc đề bài, đặt ẩn cho số cây của mỗi lớp

- Lập tỉ lệ thức, áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tính.

HS thảo luận theo cặp, làm bài.

Cá nhân lên bảng trình bày.

GV nhận xét, đánh giá.

 

Bài 64 tr 31 SGK

Yêu cầu:

- Đọc bài toán, đặt ẩn

- Lập dãy tỉ số tương ứng với bài toán

- Lập dãy tỉ số bằng nhau để giải.

HS thảo luận theo cặp, làm bài.

Cá nhân lên bảng trình bày.

GV nhận xét, đánh giá.

 

Bài 62 tr 31 SGK :

GV hướng dẫn cách làm như sau

Đặt   =  k Þ x =  2k   ; y =  5k

nên x. y =  10 ta có 2k.5k =  10 k2

Þ k 2 =  1 Þ k =  ± 1

Với k =  1 Þ x, y =  ?

Với k =  -1 Þ x, y =  ?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV

Bài 58 tr 38 SGK

Gọi số cây trồng được của hai lớp 7A, 7B lần lượt là x, y

  Ta có  và x – y = 20

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:  Þ x =  80   ; y =  100

Vậy 7A trồng được 80 cây, 7B trồng được 100 cây.

Bài 64 tr 31 SGK

Gọi số hs của khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là a, b, c, d ta có  và b – d =  70

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:  = 

Þ a =  9. 35 =  315  ; b =  8.35 =  280

c =  7. 35 =  245   ; d =  6. 35 =  210

Bài 62 tr 31 SGK

Tìm 2 số x ; y biết      và xy = 10

Đặt   =  k Þ x =  2k   ; y =  5k

nên x. y =  10 ta có 2k.5k =  10 k2

Þ k 2 =  1 Þ k =  ± 1

Với k =  1 Þ x = 2,  y =  5

Với k =  -1 Þ x = -2,  y =  -5

* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Xem lại các bài đã giải. Làm bài 61 tr 31 SGK; bài 78, 79, 80, 83 tr 14 SBT.

- Đọc trước bài số thập phân hữu hạn. sô thập phân vô hạn tuần hoàn.

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống