Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất

Tải xuống 6 1.9 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

$2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức: Biết cách làm các bài toán cơ bản về hai đại lượng tỉ lệ thuận
  2. Về kĩ năng : Giải được một số dạng toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận
  3. Về phẩm chất: Có ý thức tập trung chú ý, tích cực xây dựng bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
  2. Học sinh: SGK, thước thẳng, học thuộc định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG:

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát 

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Giúp HS tư duy đến mối quan hệ giữa đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Nêu mối quan hệ giữa đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Tổng ba góc của một tam giác bằng bao nhiêu ?

- Nếu  ∆ABC có  thì mỗi góc , ,  có quan hệ gì với các số 1, 2, 3? Tính như thế nào ?

Hôm nay ta sẽ xét một số bài toán về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

- Ta nói các góc của tam giác tỉ lệ thuận với các số 1, 2, 3

- Dựa vào tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tính

     

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 2Bài toán 1  

Nội dung

Sản phẩm

Hoạt động 2Bài toán 1  

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải bài toán chia hai phần tỉ lệ thuận

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Giải bài toán 1 và bài toán ở ?1 sgk

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Gọi HS đọc bài toán 1

? Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng như thế nào ?

HS: Hai đại lượng tỉ lệ thuận

H: Nếu gọi m1 và m2 lần lượt là khối lượng của 2 thanh chì thì chúng có quan hệ gì với nhau và quan hệ thế nào với các thể tích ?

HS: Dựa vào bài toán lập mối quan hệ giữa m1 và m2 và với thể tích

H: Vậy làm thế nào để tìm m1 và m2 ?

HS: Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tính m1 và m2

Yêu cầu HS làm ?1 tương tự

1 HS lên bảng giải

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức

GV nhấn mạnh bài toán ?1 người ta có thể phát biểu thành: chia 222,5 thành 2 phần tỉ lệ thức với 10 và 15

 

1) Bài toán 1:

Gọi khối kượng của hai thanh chì tương ứng là m1, m2

   và m2 – m 1 =  56,5 (g)

Ta có : = 

Vậy : m1 =  11,3 .12 =  135,6

          m2 =  11,3 . 17 =  192,1

Vậy: Hai thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g

?1 Gọi khối kượng của hai thanh kim loại tương ứng là m1, m2

 Vì m và V là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên :

Vậy m1 =  8,9 .10 =  89    ;

        m2 =  15.8,9 = 133,5

Trả lời: Hai thanh kim loại có khối lượng là 89g và 133,5g

Hoạt động 3 : Bài toán 2  

Nội dung

Sản phẩm

Hoạt động 3 : Bài toán 2   (hoạt động nhóm, cá nhân)

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải bài toán chia ba phần tỉ lệ thuận

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Giải bài toán 2

 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gọi HS đọc bài toán 2

Yêu cầu HS Hoạt động theo nhóm.

HS: Thảo luận nhóm làm bài toán 2

- Đại diện 1 HS lên bảng giải.

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức

 

2) Bài toán 2:

Gọi số đo các góc của ∆ABC là , ,

Ta có:

Þ    =  1 . 300 =  300

Þ    =  2 . 300  =  600

Þ    =  3 . 300 =  900

C. LUYỆN TẬP

Nội dung

Sản phẩm

Hoạt động 4: Bài tập

- Mục tiêu: Củng cố định nghĩa và tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Hs xác định được đại lượng tỉ lệ thuận dựa vào tính chất, tính toán các đại lượng

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Làm bài 5/ 55 SGK

GV chia lớp thành 2 nhóm HS thực hiện

HS: Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận để giải

- 2 HS lên bảng giải

GV nhận xét, đánh giá

 Làm bài 6 tr 55 sgk

GV hướng dẫn

a) 1 m dây nặng 25 gr

x m dây nặng y gr

Vì khối lượng và chiều dài tỉ lệ thuận, từ đó suy ra công thức biểu diễn

 b) 1 m dây nặng 25 gr

x m dây nặng 4500 gr

HS: Lập tỉ lệ thức và tìm x.

Bài 5/55sgk

a) x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận

 vì     

b) x và y là hai đại lượng không tỉ lệ thuận

  vì 

Bài 6/55sgk

a)1 m dây nặng 25g, x (m) dây nặng y (g)

Vì khối lượng và chiều dài tỉ lệ thuận nên

          =>  y = 25 x

b) 1m dây nặng 25g, x (m) dây nặng 4500 g

Có  Þ  x = 4500 : 25 = 180 m

Vậy cuộn dây dài 180m.

D. VẬN DỤNG

-  Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán. Nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo, tự học, tự giác, tích cực.         

- Xem lại hai bài toán đã giải

- BTVN : 7 ,8,11 tr 56 sgk , 8 ,10 , 11 , 12 tr 44 SBT

 

 

LUYỆN TẬP

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố định nghĩa và tính chất của hai đại lượng TLT, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
  2. Kĩ năng: Biết giải các bài toán về hai đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán. Thông qua giờ học hs được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.

- Vận dụng kiến thức thực tế, giải bài toán chia tỉ lệ.

  1. Về phẩm chất: Có ý thức tập trung chú ý, tích cực xây dựng bài.

II. cTHIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
  2. Học sinh: SGK, thước thẳng, học thuộc định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của nó

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Giải các bài tập trang 56 SGK

 

- Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận (5 đ)

- Phát biểu tính chất của dãy tỉ số bằng nhau  5đ

Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận như sgk/53

- Phát biểu tính chất của dãy tỉ số bằng nhau như sgk/28

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

C. LUYỆN TẬP

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ thuận và áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Hs vận dụng được kiến thức thực tế, giải bài toán chia tỉ lệ

 

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Bài 7/56 SGK

HS đọc bài toán

GV hướng dẫn HS tóm tắt, lập tỉ lệ thức

Tính KL đường

- 1HS làm bài trên bảng.

GV hướng dẫn HS dưới lớp cùng làm

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức

Bài 8/56 SGK

- HS đọc đề , trả lời câu hỏi

- Bài cho biết gì ? y/cầu tìm gì ?

- Muốn tìm được số cây của các lớp hãy viết dãy tỉ số bằng nhau.

- Nếu gọi số cây trồng được của các lớp 7A,7B, 7C là x, y, z ta có tỉ lệ thức nào?

GV: Hãy áp dụng tính chất dãy tỉ số  bằng nhau để tính số cây trồng được của ba lớp.

1 HS lên bảng làm

GV hướng dẫn HS dưới lớp cùng làm

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức

Bài 9/56 SGK

1 HS đọc đề bài

GV : Tương tự bài 8 cần xác định

+ Đề bài cho gì?

+ Yêu cầu tìm gì?

+ Aùp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

1 HS lên làm, hs dưới lớp theo dõi và nhận xét

GV: Nhận xét, sửa sai (nếu có)

 

 

 

 

Bài 10/56 SGK.

HS đọc bài toán

GV: Gọi a, b, c  là 3 cạnh

Thì có dãy tỉ số nào?

Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau tính a,b,c

HS trình bày bài.

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức

Bài 7/56 SGK

Gọi x là lượng đường cần thiết cho 2,5 kg dâu.

Vì lượng đường tỉ lệ với lượng dâu nên  ta có:

Vậy ý kiến của Hạnh đúng

 

 

Bài 8/56 SGK

Gọi số cây trồng được của các lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự : x cây, y cây, z cây

Theo bài ra ta có:

và x + y + z = 24

Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Vậy số cây của ba lớp trồng được lần lượt là: 8 cây, 7 cây, 9cây.

Bài 9/56 SGK

Gọi KL của niken, kẽm, đồng lần lượt là x (kg), y (kg), z (kg). Theo bài ta có:

Và x + y + z = 150

Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có:

 =>

Vậy cần 22,5 kg Niken, 30 kg Kẽm, 97,5 kg Đồng để sản xuất 150 kg đồng bạch.

Bài 10/56 SGK.

Goị 3 cạnh của tam giác thứ tự là a, b, c

Theo bài ra :

 

Vậy độ dài 3 cạnh của tam giác là 10cm, 15cm, 20cm

D. VẬN DỤNG

-  Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán. Nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo , tự  học , tự giác, tích cực.      

- Ghi nhớ các bước giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

- Bài tập 11 SGK , 10, 12, 13 SBT.

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống