SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4 | SO2 ra H2SO4

836

tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của lưu huỳnh. mời các bạn đón xem:

Phương trình SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

1. Phương trình phản ứng hóa học

SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Nước clo từ từ mất màu vàng nhạt

3. Điều kiện phản ứng

Điều kiện thường

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của SO2

Lưu huỳnh đioxit mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.

- Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ: SO2 + H2O → H2SO3

- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Ví dụ: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

Ví dụ: SO2 + Na2O → Na2SO3

5. Cách thực hiện phản ứng

Sục khí SO2 vào dung dịch nước clo

6. Bạn có biết

SO2 là chất khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh Cl2, KMnO4,...

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Nhỏ từng giọt dung dịch SO2 đến dư vào nước Clo. Sau phản ứng hiện tượng xảy ra là

A. không có hiện tượng gì

B. dung dịch có màu vàng

C. nước Clo mất màu vàng nhạt

D. dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hóa xanh

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Phương trình hóa học:

SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

 Nước Clo từ từ mất màu vàng nhạt

Ví dụ 2: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do

A. là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí

B. vừa có tính khử, vừa có khí oxi hóa

C. là khí độc tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại

D. là oxit axit

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

SO2 là khí độc tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.

Ví dụ 3: SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2:

A. S có mức oxi hóa trung gian

B. S có mức oxi hóa cao nhất

C. S có số oxi hóa thấp nhất

D. S còn một đôi electron tự do

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 do S có mức oxi hóa trung gian.

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Lưu huỳnh (S) và hợp chất:

2SO2 + 2NaH → H2S↑ + Na2SO4

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

2SO2 + O2 to,V2O5 2SO3

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

SO3 + H2O → H2SO4

Đánh giá

0

0 đánh giá