Với giải Khám phá trang 16 GDCD 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDCD 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập GDCD lớp 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Video bài giải GDCD lớp 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo - Cánh diều
Khám phá trang 16 GDCD 8: Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào trong từng thông tin trên.
Trả lời:
- Thông tin 1: sự cần cù, sáng tạo trong lao động của Giáo sư Trần Đại Nghĩa:
+ Thiếu tướng, Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa luôn hăng say học tập và làm việc.
+ Ông đã sáng chế được nhiều loại vũ khí, như: vũ khí súng không giật, súng ba-dô-ca,...
+ Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
- Thông tin 2: sự cần cù, sáng tạo trong lao động của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ luôn chú ý, học hỏi tiếng Pháp từ những người xung quanh, ví dụ: khi còn ở trên chuyến tàu sang Pháp, Bác tranh thủ lúc rảnh rỗi để học đọc và viết tiếng Pháp với hai người lính trẻ; Khi đến thành phố Lơ Ha-vơ-rơ, Bác học tiếng với cô Sen,…
+ Với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, Bác đã tìm được cho mình nhiều phương pháp học tập thông minh và sáng tạo. Ví dụ: ghi chép từ vựng vào cánh tay để vừa làm, vừa tranh thủ học; học được chữ nào bác ghép câu dùng ngay,…
+ Bác không xấu hổ, không tự ti vì khả năng tiếng Pháp kém mà luôn sẵn sàng học hỏi và nhờ chủ bút tờ báo “Đời sống thợ thuyền” góp ý, giúp mình sửa chữa, khắc phục lỗi sai trong các bài văn, bài báo.
Xem thêm lời giải bài tập GDCD lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Khám phá trang 18 GDCD 8: Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?...
Xem thêm các bài giải SGK GDCD lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: