Giải SGK Giáo dục công dân 8 Bài 4 (Cánh diều): Bảo vệ lẽ phải

7.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Video bài giải GDCD lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải - Cánh diều

Mở đầu trang 20 Bài 4 GDCD 8: Em hãy kể tên những việc làm đúng, làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học. Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Trả lời:

Một số việc làm đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học:

+ Yêu quí và tôn trọng giữ gìn Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh Bác Hồ. Hát đúng Quốc ca, nghiêm trang khi chào cờ.

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ. Nghỉ học phải xin phép. 

+ Không nói tục, chửi bậy và thực hiện các hành vi bạo lực học đường.

+ Trước khi đến lớp học: phải học và làm bài đầy đủ; có đầy đủ đồ dùng và phương tiện học tập.

+ Ngồi trong lớp học: Trật tự,chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài;  không được phép ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.

+ Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất của trường, tự bảo quản đồ dùng của cá nhân.

+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức.

Một số việc chưa đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học:

+ Đi học muộn; tự ý nghỉ học mà không có lý do.

+ Nói tục, chửi bậy và thực hiện các hành vi bạo lực học đường.

+ Không học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.

+ Nói chuyện riêng, ăn quà vặt trong giờ học; không tích cực tham gia xây dựng bài.

+ Từ chối hoặc thái độ thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức.

- Những việc làm đúng chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo. Trước những việc làm sai, chúng ta cần: nghiêm túc nhắc nhở, phê bình, góp ý sửa chữa.

1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

Khám phá trang 21 GDCD 8: Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.

Em hãy chỉ rõ hành động việc làm lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải

Trả lời:

- Bức ảnh 1: các bạn học sinh tham gia hoạt động tuyên truyền về việc “chấp hành quy định an toàn giao thông”.

- Bức ảnh 2: bạn học sinh nam đang góp ý và đề nghị bạn học sinh nữ: liên hệ với cơ quan điều tra để cung cấp thông tin về vụ tai nạn giao thông (mà bạn nữ chứng kiến).

Khám phá trang 21 GDCD 8: Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dáng "Thất trảm sở"? Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?

Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dáng Thất trảm sở

Trả lời:

- Thầy giáo Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” nhằm tố cáo tội ác hại dân, hại nước của những tên nịnh thần; mong muốn vua Trần Dụ Tông xử tội những tên gian thần này.

- Việc làm của thầy giáo Chu Văn An là một biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

Khám phá trang 21 GDCD 8: Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?

Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải

Trả lời:

- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

- Chúng ta cần bảo vệ lẽ phải vì:

+ Việc bảo vệ lẽ phải sẽ: giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

+ Người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.

2. Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải

Khám phá trang 22 GDCD 8: Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.

Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên

Trả lời:

- Trường hợp 1. Nhận xét:

+ Những kẻ xấu, có hành vi tung tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam, gây nên sự nhiễu loạn thông tin và khiến người dân hoang mang, lo sợ. Đây là hành vi đáng bị lên án và xử lí theo quy định của pháp luật.

+ Bạn X nhắc nhở mọi người không nên chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng. Hành vi này cho thấy, X là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Hành động của X đáng được khen ngợi, khuyến khích và học tập theo.

- Tình huống 1. Nhận xét:

Vì lợi nhuận, bà K đã sử dụng các chất độc hại để chế biến và bảo quản thực phẩm. Đây là hành vi sai trái, đáng bị lên án và xử lí theo quy định của pháp luật.

+ Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bà K, bạn P đã có thái độ và hành động đúng, bạn không nghe theo lời can ngăn của người thân, mà kiên quyết báo cáo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này cho thấy P là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Hành động của P đáng được khen ngợi, khuyến khích và học tập theo.

- Tình huống 2. Nhận xét: Mặc dù biết bạn thân của mình bỏ bê học tập, trốn học đi chơi, nhưng bạn H vẫn bao che, che giấu những khuyết điểm ấy. Hành vi này cho thấy, H chưa biết tôn trọng và bảo vệ sự thật. Chúng ta không nên học theo hành động của H.

Khám phá trang 22 GDCD 8: Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?

Nếu là bạn của P và H em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải

Trả lời:

Nếu là bạn của H và P, em sẽ khuyên các bạn nên báo cho cơ quan chức năng và giáo viên chủ nhiệm để xử lý các hành vi vi phạm, tránh gây hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 23 GDCD 8: Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

Trả lời:

- Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải khi ở nhà:

+ Trung thực, không nói dối ông bà, cha mẹ.

+ Trung thực, dũng cảm nhận lỗi (khi mắc phải sai lầm), không trốn tránh hay tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.

+ Không bao che khuyết điểm, sai lầm của người thân;

+ Góp ý, nhắc nhở người thân sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm (nếu có).

- Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải khi ở trường:

+ Nghiêm túc chấp hành đúng nội quy của lớp học, trường học.

+ Trung thực, không nói dối thầy cô, bạn bè.

+ Trung thực, dũng cảm nhận lỗi (khi mắc phải sai lầm), không trốn tránh hay tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.

+ Không bao che khuyết điểm, sai lầm của bạn bè.

+ Góp ý, nhắc nhở các bạn sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm (nếu có).

- Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở ngoài xã hội:

+ Nghiêm túc chấp hành đúng các quy định của pháp luật (ví dụ: luật An toàn giao thông; bảo vệ môi trường,…)

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm những quy định chung của tập thể, cộng đồng.

Luyện tập 2 trang 23 GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.

B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.

C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhờ bà X.

D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: hành vi này cho thấy anh S đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: hành vi của chị H đã vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho công tác điều tra, phá án của lực lượng công an; mặt khác, cũng cho thấy chị H chưa biết cách tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: hành vi này cho thấy anh P đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: hành vi của D cho thấy bạn ấy thiếu trung thực trong giờ kiểm tra.

Luyện tập 3 trang 23 GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

a. Gần đây, H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.

Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào?

b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ảo, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.

Nếu là T, em sẽ làm gì?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi tình huống a)

- Nhận xét:

+ Việc bạn H trốn học để đi chơi điện tử đã cho thấy H thiếu sự tự giác, tích cực trong học tập. Mặt khác, khi được K khuyên nhủ, H đã không nghe theo – điều này thể hiện: H chưa nhận thức được lỗi sai của bản thân.

+ Khi thấy H có thái độ và hành vi chưa đúng, bạn K đã nhắc nhở và đề nghị H sửa đổi. Hành động này cho thấy K là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, không bao che khuyết điểm cho người khác.

- Nếu chứng kiến việc làm của H, em sẽ:

+ Phân tích cho H hiểu hậu quả của việc trốn học đi chơi điện tử.

+ Khuyên H nên chăm chỉ học tập, không nên trốn học đi chơi,

+ Nếu H không nghe theo lời khuyên, em sẽ tâm sự, trao đổi tình hình với bố mẹ H hoặc thầy cô giáo để nhờ sự trợ giúp từ họ.

* Trả lời câu hỏi tình huống b) Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Khuyên bố mẹ không nên im lặng mà nên tế nhị góp ý với hàng xóm.

+ Trực tiếp gặp bác hàng xóm để bày tỏ quan điểm và mong muốn của mình (chú ý: trong quá trình trao đổi, nên giữ thái độ tế nhị, ôn hòa, kiềm chế các cảm xúc và hành động tiêu cực, mang tính thách thức, khiêu khích đối phương).

+ Nếu bác hàng xóm không nghe theo lời góp ý, tiếp tục thực hiện hành vi gây ồn ào, em sẽ báo cáo sự việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ.

Luyện tập 4 trang 23 GDCD 8: Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Xã hội được thiết lập bởi những mối quan hệ đa dạng, phong phú giữa các cá nhân. Để duy trì trật tự chung, mỗi cộng đồng trong xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực giúp con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Những quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận là đúng đắn, hợp đạo lí sẽ trở thành lẽ phải.

- Việc bảo vệ lẽ phải sẽ giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Tuy vậy, trong quá trình đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, mỗi chúng ta cần giữ cho mình tinh thần khách quan, không vụ lợi, tư lợi cá nhân; giữ lòng kiên trì và sự dũng cảm.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 23 GDCD 8: Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải:

+ Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.

+ Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

+ Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.

+ Ăng ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

+ Cây ngay không sợ chết đứng.

+ Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.

+ Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.

+ Những người tính nết thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

+ Của phi nghĩa có giàu đâu/ Ở cho ngay thật giàu sang mới bền.

- Ý nghĩa: khuyên con người luôn sống ngay thẳng, trung thực, tôn trọng và bảo vệ sự thật.

Vận dụng 2 trang 23 GDCD 8: Em hãy vẽ một bức tranh hoặc xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề: Bảo vệ lẽ phải.

Trả lời:

(*) Tham khảo tiểu phẩm: trung thực trong học tập

[Giờ ra chơi tiết 3]

Nam (lớp trưởng): Long ơi, cậu làm bài tập về nhà chưa? Mà tuần này cậu mắc 2 lỗi đi học muộn rồi đó, Long chú ý lần sau đi học sớm hơn nhé.

Long: Thôi chết, tối qua mải xem phim, tớ quên làm bài tập về nhà mất rồi. Còn chuyện đi muộn ấy, cậu thông cảm cho tớ đi, mùa đông lạnh thế này, nhà tớ lại xa nữa.

Nam: Nhà cậu cách trường có mấy bước chân mà kêu xa.

Long: Ầy, mấy bước cũng là xa rồi. Thôi, lát vào giờ sinh hoạt lớp, cậu báo cáo với cô là tớ làm bài tập rồi được không? Cũng báo cáo với cô là tớ đi muộn có 1 lần thôi nhé.

Nam: Không được đâu, cô phát hiện ra, cô sẽ trách tớ vì không hoàn thành nhiệm vụ đó.

Long: Ôi, cậu là học sinh ngoan lại học giỏi nhất lớp, cậu báo cáo thế nào cô cũng tin, cô không kiểm tra lại đâu mà lo. Cậu giúp tớ với nhé, tớ năn nỉ cậu đấy. Cậu giúp tớ xong cuối giờ tớ mời cậu đi ăn nhé!

Nam: Long ơi, tớ không thể giúp cậu được đâu. Khi phạm lỗi sai, tớ nghĩ cậu nên dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa chữa, chứ không thể nhờ người khác bao che cho mình được.

Long: Gì mà khó tính thế, tớ nhận khuyết điểm với cậu, lần sau tớ hứa sẽ chăm ngoan, đi học sớm, được chưa nào! Thôi, bạn bè với nhau, cậu lại nỡ để tớ bị cô giáo trách sao?

Nam: Cậu nên nhận khuyết điểm với cô chủ nhiệm và nên chú tâm sửa đổi những khuyết điểm ấy. Cô Mai rất hiền và yêu thương chúng ta, cô sẽ không trách phạt khi cậu đã dũng cảm nhận lỗi đâu. Tớ được cô và các bạn tin tưởng vì tớ luôn hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình, nên tớ không thể bao che giúp cậu được. Nếu giúp cậu thì tớ sẽ khiến cô giáo và các bạn buồn, thất vọng về mình!

Long: Ừ, tớ hiểu rồi! Lát tớ sẽ nhận lỗi và mong cô tha thứ, tớ cũng cảm ơn cậu vì đã giúp tớ nhận ra được nhiều điều!

Xem thêm các bài giải SGK GDCD lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

- Lẽ phải là tiêu chuẩn đạo đức, đúng đắn và công bằng trong hành vi và quyết định của con người, được định nghĩa dựa trên các quy ước và giá trị chung của xã hội. 

- Bảo vệ lẽ phải là việc hỗ trợ và khuyến khích mọi người tuân thủ và tôn trọng những tiêu chuẩn lẽ phải. Điều này giúp duy trì một môi trường xã hội văn minh, tôn trọng và đầy đủ các quyền của mỗi cá nhân. 

- Bảo vệ lẽ phải cũng giúp xã hội đạt được sự ổn định và phát triển bền vững, thông qua việc xử lý tranh chấp và giảm thiểu sự bất công và bất đồng trong xã hội.

2. Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải

Là học sinh, cần có trách nhiệm học tập và trưởng thành với một tinh thần đúng đắn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một công dân tốt. Để thực hiện điều này, các em cần phải thực hiện các hành động như sau:

- Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, những giá trị đạo đức và pháp luật.

- Hình thành thái độ tích cực, sẵn sàng thay đổi suy nghĩ và hành vi của bản thân để phù hợp với môi trường học tập và xã hội.

- Không chấp nhận và không thực hiện những hành vi sai trái, không phù hợp với quy chuẩn, chuẩn mực của xã hội.

- Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không đúng đắn và khuyến khích những hành vi tích cực, đúng đắn của những người khác.

Bằng cách thực hiện các hành động này, các em sẽ không chỉ đạt được thành tích trong học tập, mà còn trở thành công dân tốt với khả năng thích nghi và phát triển trong xã hội.

Đánh giá

0

0 đánh giá