Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.
Lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Yêu cầu cần đạt:
Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá
Chuẩn bị:
Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật:
Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân:
Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá:
Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng của lá
Thực hành tưới nước chăm sóc cây
Thực hành trồng cây thủy canh, khí canh
Trắc nghiệm Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Câu 1: Nguyên lí của thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ là dựa vào
A. sự thay đổi chiều cao của cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
B. sự thay đổi màu sắc của giấy cobalt chloride trước và sau thời gian thí nghiệm.
C. sự thay đổi màu của nước trong ống nghiệm trước và sau thời gian thí nghiệm.
D. sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
Đáp án đúng là: D
Nguyên lí của thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ là dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
Câu 2: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân, có thể sử dụng hóa chất nào dưới đây?
A. Dung dịch H2SO4.
B. Dung dịch màu thực phẩm.
C. Dung dịch KOH.
D. Dung dịch NaOH.
Đáp án đúng là: B
Sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật, qua đó chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân.
Câu 3: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân nên lựa chọn hoa có màu trắng?
A. Vì hoa có màu trắng sẽ giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn các loại hoa màu khác.
B. Vì hoa có màu trắng có tốc độ thoát hơi nước cao hơn các loại hoa màu khác.
C. Vì hoa có màu trắng có tốc độ vận chuyển nước cao hơn các loại hoa màu khác.
D. Vì hoa có màu trắng có tốc độ hấp thụ nước cao hơn các loại hoa màu khác.
Đáp án đúng là: A
Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, chúng ta nên lựa chọn hoa có màu trắng vì sẽ dễ dàng quan sát kết quả hơn.
Câu 4: Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nếu cắm cành hoa hồng trắng vào dung dịch màu tím thì
A. lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ.
B. cánh hoa sẽ chuyển sang màu tím.
C. kích thước cánh hoa sẽ tăng lên.
D. kích thước lá cây sẽ tăng lên.
Đáp án đúng là: B
Trong thí nghiệm trên, nước được vận chuyển từ thân lên lá và hoa. Tuy nhiên, lá hoa hồng có màu xanh nên khó nhận biết sự thay đổi màu còn cánh hoa sẽ xuất hiện hiện tượng đổi màu rõ rệt từ trắng sang tím.
Câu 5: Từ kết quả thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá, ta thấy giấy cobalt chloride chuyển
A. từ màu xanh thành màu hồng.
B. từ màu xanh thành màu cam.
C. từ màu xanh thành màu vàng.
D. từ màu hồng thành màu xanh
Đáp án đúng là: A
Kết quả thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá là giấy cobalt chloride chuyểntừ màu xanh thành màu hồng. Do khi khô, giấy cobalt chloride có màu xanh, khi ẩm giấy chuyển màu hồng, chứng tỏ lá có sự thoát hơi nước.
Câu 6: Ở thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá, vì sao mặt dưới của lá có sự chuyển màu nhanh và đậm hơn mặt trên?
A. Do mặt dưới có ít khí khổng hơn mặt trên.
B. Do mặt dưới có lớp cutin dày.
C. Do mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên.
D. Do mặt trên có nhiều khí khổng hơn mặt dưới.
Đáp án đúng là: C
Ở thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá, mặt dưới của lá có sự chuyển màu nhanh và đậm hơn mặt trêndo mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên.
Câu 7: Khi quan sát tiêu bản tế bào biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía, thấy xuất hiện các cấu trúc gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau. Các cấu trúc này là loại tế bào nào của lá?
A. Tế bào mô giậu.
B. Tế bào biểu bì.
C. Tế bào mạch gỗ.
D. Tế bào khí khổng.
Đáp án đúng là: D
Khí khổng được cấu tạo gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau tạo thành khe khí khổng. Khí khổng thường phân bố nhiều ở biểu bì mặt dưới của lá.
Câu 8: Để quan sát rõ tế bào khí khổng, cần phải lưu ý điều gì khi tách lớp biểu bì?
A.Cần phải tách lớp biểu bì thật ngắn.
B. Cần phải tách lớp biểu bì thật dài.
C. Cần phải tách lớp biểu bì thật dày.
D. Cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng.
Đáp án đúng là: D
Để quan sát rõ tế bào khí khổng cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng vì nếu tách lớp tế bào dày thì các tế bào bị chồng lên nhau sẽ khó quan sát được.
Câu 9: Khi tưới nước chăm sóc cây, tưới nước hợp lí sẽ
A. làm cây mất cân bằng nước.
B. giúp cây ra hoa trái mùa vụ.
C. đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây.
D. giúp cây sinh trưởng tốt mà không cần bổ sung chất dinh dưỡng.
Đáp án đúng là: C
Khi thực hành tưới nước chăm sóc cây, tưới nước hợp lí sẽđảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây.
Câu 10: Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là
A. gân lá và lá chuyển màu nâu.
B. cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng.
C. lá có vết hoại tử.
D. cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.
Đáp án đúng là: D
Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Lý thuyết Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Lý thuyết Bài 4: Quang hợp ở thực vật