FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl | FeCl3 ra Fe(OH)3

354

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Sắt. Mời các bạn đón xem:

Phương trình FeCl3 + 3KOH Fe(OH)3↓ + 3KCl

1. Phương trình phản ứng hoá học

FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl

2. Hiện tượng phản ứng

- Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ là Fe(OH)3.

3. Điều kiện phản ứng

- Phản ứng diễn ra ở ngay điều kiện thường.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của FeCl3

- Tính chất hóa học của muối:

- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

            Fe3+ + 1e → Fe2+

            Fe3+ + 3e → Fe

Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

            FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

- Tác dụng với muối

            FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl

- Tác dụng với dung dịch axit:

- Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:

            2FeCl3 + H2S → 2 FeCl2 + 2 HCl + S

Tính oxi hóa

            Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

            Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

4.2. Tính chất hoá học của KOH

- KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

- KOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

- KOH tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

- KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

- KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

- KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH-

Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

- KOH phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

5. Cách thực hiện phản ứng

- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch KOH.

6. Bài tập liên quan

Câu 1. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 hiện tượng quan sát được là

A. Dung dịch trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh

D. Xuất hiện kết tủa trắng

Hướng dẫn giải

Đáp án B

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3(↓ nâu đỏ) + 3NaCl

Câu 2: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí?

A. FeO

B. Fe3O4

C. Fe(OH)3

D. Fe(OH)2

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.

Câu 3: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. H2S.

B. AgNO3.

C. NaOH.

D. NaCl.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3<![if !vml]><![endif]>+ 3NaCl

Câu 4: Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách:

A.Cho Fe2O3 tác dụng với H2O

B. Cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ

C. Cho muối sắt(III) tác dụng axit mạnh

D. Cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOHdư

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách Cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOH dư

FeCl3 + 3NaOH  → Fe(OH)3 + 3NaCl

Câu 5: Nhiệt phân Fe(OH)3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe(OH)2

B. Fe3O4

C. Fe2O3

D. FeO.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

2Fe(OH)3 t°Fe2O3 + 3H2O

Câu 6:Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân

B. Dung dịchvẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau

C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

Phương trình phản ứng:

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(nâu đỏ) + 3CO2↑ + 6NaCl

Câu 7. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch HCl

C. dung dịch AgNO3

D. dung dịch BaCl2

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH:

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 42,8 gam

B. 43,2 gam

C. 44,5 gam

D. 45,1 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Số mol của Fe2O3 là: nFe2O3=32160 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

2FetoFe2O3+3H2O0,4 0,2 (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có nFe(OH)3= 0,4 mol

Vậy khối lượng của Fe(OH)3 cần tìm là: m = 0,4.107 = 42,8 gam.

Câu 9: Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy?

A. Fe(OH)3

B. NaOH

C. Ca(OH)2

D. KOH

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

2Fe(OH)3 t°Fe2O3 + 3H2O

Câu 10: Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ?

A. Cho dung dịch KOH phản ứng với dung dịch H2SO4

B. Cho dung dịch NaOH dư phản ứng với SO2

C. Nung nóng Fe(OH)3

D. Cho dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch HCl

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

2Fe(OH)3 t°Fe2O3 + 3H2O

Oxit bazơ: Fe2O3.

7. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3

2FeCl3 + 3Ca(OH)2 → 3CaCl2 + 2Fe(OH)3

2FeCl3 + 6H2O + 6Na → 3H2 ↑+ 6NaCl + 2Fe(OH)3

2FeCl3 + 6H2O + 6K → 3H2 ↑ + 6KCl + 2Fe(OH)3

2FeCl3 + 6H2O + 3Ba → 3BaCl2 + 2H2 ↑ + 2Fe(OH)3

2FeCl3 + 6H2O + 3Ca → 3CaCl2 + 2H2 ↑ + 2Fe(OH)3

FeCl3 + 3H2O + 3NH3 → 3NH4Cl + Fe(OH)3

Đánh giá

0

0 đánh giá