Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc - Chu Văn Sơn - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) lớp 10.

Tác giả tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)- Ngữ văn 10

I. Tác giả Chu Văn Sơn

Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)- Chu Văn Sơn (sinh năm 1962, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

- Ông tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn – Văn học Việt Nam vào năm 2001.

- Ông là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.

- Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.

II. Tìm hiểu tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)

1. Thể loạiVăn bản nghị luận

2. Xuất xứIn trong cuốn Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2009

3. Phương thức biểu đạtThuyết minh

4. Tóm tắt tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)

- Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến.

Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn): Chia văn bản thành 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nguyễn Khuyến đấy chăng”: Phân tích vẻ đẹp của hai câu đề trong bài thơ Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “thông thoáng trữ tình ấy”: Vẻ đẹp trong hai câu thực

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “lời vận đạm là thế”: Phân tích hai câu luận

- Đoạn 4: Còn lại: Phân tích hai câu kết

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)

1. Hai câu đề

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

- Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.

- Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ điển, được Nguyễn Khuyến vận dụng rất tự nhiên và phù hợp. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu.

2. Hai câu thực

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

- Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ thường có sương, trông như tầng khói phủ. Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở nên huyền ảo.

- Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa.

- Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả.

3. Hai câu luận

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

- Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái. Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào?

- Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư. Nhà thơ quan sát cảnh vật với một nỗi niềm u uất.

4. Hai câu kết

Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

- Thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn với ông Đào. (Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc).

- Nguyễn Khuyến thẹn về tài thơ thua kém hay thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi như ông Đào ? Nói vậy nhưng Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác nên bài Thu vịnh để đời.

- Câu thơ cuối bỏ lửng khơi gợi suy ngẫm của người đọc.

IV. Đọc tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc

(1) Mùa thu phải chăng là mùa mà thiên nhiên trở nên thư thái hơn? Nó là cái quãng lặng để hoà giai hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá. Sự hoà giải ấy khiến cho tất cả đều như được thanh lọc. Tất cả dường như đều êm ái hơn, nhẹ nhàng hơn, mênh mông hơn, trong trẻo hơn, mát mẽ hơn, phong quang hơn, thưa thoáng hơn,.... Nắm được cái thần của mùa thu phải chăng là cảm được, truyền được những nét ấy vào thi ca của mình? Chùm thơ này, bài nào cũng làm được điều đó.

Hãy nhìn riêng vào một bài, một bài thôi, Thu vịnh:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ giỏ hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khỏi phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(2) Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao. Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó. Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời.

Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiền cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu. Cả lơ phơ và hắt hiu như phụ hoạ với nhau để thâu tóm cái hồn của gió thu:

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Thi sĩ đã dùng cái động gần để gợi cái tĩnh xa trong bao la của thỉnh không. Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?

3) Bức tranh thu thanh đạm cứ hạ dần độ cao. Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất Nước biếc trông như tầng khói phủ / Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nếu xanh ngắt rất đặc trưng cho sắc trời thu, thì xanh biếc lại tóm đúng cái thần thái của nước thu.

Nước và trời soi chiếu qua nhau qua cảm quan của thì sĩ. Với hai sắc độ ấy, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan toả một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là “những điệu xanh”. Thi sĩ nhìn ra cái làn hơi dường có lại dường không quấn quýt đầu con sóng. Ấy là vẻ hư ảo chỉ có trong tiết trời thu: Nước biếc trông như tầng khỏi phủ. Cái nhà cỏ thấp le te của Nguyễn Khuyến thấp thoáng trong cả ba bài thu, ở đây được hiện ra chỉ với một khung cửa sổ theo lối cắt cảnh: Song thưa để mặc bóng trăng vào. Không gian mở ra từ những khung cửa với hàng song thưa vốn là không gian quen thuộc của trăng thu, cũng là không gian quen thuộc của các thi sĩ phương Đông. Cửa sổ mở thông vào thiên nhiên, cho tâm hồn giao lưu với ngoại giới, hoà với tạo vật. Chữ thưa rất không đâu mà thật ăn nhịp, hoà điệu được với cái không khí riêng của mùa thu. Thực thì, khung cửa kia mùa nào chẳng thế, chẳng phải thu đến thì nó thưa hơn. Nhưng, có phải sang đến mùa thu thì cái vẻ thưa của nó mới lưu thành ấn tượng trong nhỡn quan thi sĩ như một nét song thu, để khung cửa ấy thật sự ăn nhập với cái vẻ thưa thoáng, phong quang và êm đềm vốn là ý vị riêng của mùa thu? Và vầng trăng tri kỉ chỉ thoải mái đi về cùng với thi nhân qua cái khung trời thông thoáng trữ tình ấy?

Đến hai câu luận, không gian và thời gian bỗng mở rộng ra:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Câu trên là một ảo giác về thời gian. Câu dưới là một thảng thốt trước không gian. Với hai câu này, bức tranh thu bỗng giàu những thi vị hư huyền. Chữ năm ngoái (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ y cựu (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ, đậu lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng. Trước giận là xác thực về không gian. Còn hoa năm ngoái đã có vẻ không thật xác thực về thời gian. Có một cái gì như một thoáng ngưng đọng trên chùm hoa kia. Hoa vẫn lặng lẽ ở đó từ năm ngoái, hay hoa mới hiện về từ trong kỉ niệm? Khó mà phân định. Chỉ biết rằng trong lòng phải mang nặng nỗi u hoài không dễ tỏ bày, thi nhân mới có cái cảm nhận huyền hồ ấy!

Với một tiếng ngỗng rớt xuống từ thỉnh không, không gian quê kiểng chợt mở

ra mênh mông đến chân trời khác: Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Hai chữ nước nào không xác định ở cuối câu như một thoảng hồ nghỉ, một giây thảng thốt đã khiến cho thinh không càng tĩnh lặng, xa vắng hơn. Ở bài Thu điếu, ta gặp một tiếng cá quẫy vọng lên từ đáy nước (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Ở bài Thu vịnh, ta lại gặp một tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung. Đến từ hai phía khác nhau, nhưng cùng đánh động một tâm hồn, cả hai đều là những tiếng động nhằm làm cho vẻ yên tĩnh của trời và nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng. Âu đó cũng là cái thủ pháp quen thuộc: dùng cái động để gợi cái tĩnh. Hai chữ nước nào cuối câu, thực ra cũng là chữ rất không đâu nhưng sao lại dồn chứa được trong đó bao nhiêu là xa vắng của thiên không. Nó gợi ra dáng điệu thì nhân nghe vọng vào xa xăm. Mà vọng vào xa xăm kì thực là chìm vào cõi tâm tư bất tận của chính mình. Chữ nghĩa của Nguyễn Khuyến ở đâu cũng lắng, cũng lặng những cảm xúc chìm. Cảm xúc được tiết chế, được giấu kín. Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm là thế.

(5) Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật động:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đỗ. Cái cảm giác thẹn với ông Đào là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thi nhân tao nhã – một nho gia khí tiết.

Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao? Thân cô trúc chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở! Giữa nơi yên mà nào nó có yên?

Và làm sao biết trong cõi riêng của ba bài thu kia, thân cô trúc ấy còn lơ phơ, còn hắt hiu, còn bất an như thế đến thế kỉ nào?

(Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2007)

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Đi trong hương tràm

Tác giả - tác phẩm: Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)

Tác giả - tác phẩm: Bản sắc là hành trang

Tác giả - tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)

Tác giả - tác phẩm: Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)

Đánh giá

0

0 đánh giá