Văn bản Bản sắc là hành trang - Nguyễn Sĩ Dũng - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.5 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Bản sắc là hành trang Ngữ văn lớp 10 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bản sắc là hành trang lớp 10.

Tác giả tác phẩm: Bản sắc là hành trang - Ngữ văn 10

I. Tác giả Nguyễn Sĩ Dũng

- Tên tuổi: Nguyễn Sĩ Dũng (1955)

Văn bản: Bản sắc là hành trang - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

- Quê quán: Nghệ An

- Phong cách nghệ thuật: chau chuốt, logic

- Tác phẩm chính: "Những nghịch lý của thời gian", “Thế sự - một góc nhìn”,...

II. Tìm hiểu tác phẩm Bản sắc là hành trang

1. Thể loại: Nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong “Những nghịch lí của thời gian” năm 2011

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ 3

5. Tóm tắt tác phẩm Bản sắc là hành trang

Thế giới ngày càng phát triển đặt  ra nhiều yêu cầu tuy nhiên cần hội nhập chứ không hòa tan. Đặc biệt là phải giữ gìn bản sắc văn hoa Việt Nam để tạo ra những nét độc đáo riêng cho dân tộc. Tiêu biểu như tiếng Việt, trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca… Bản sắc văn hoa giúp cho bạn bè thế giới ngưỡng mộ, gây chú ý đặc biệt trong tâm thức, có sự hấp dẫn kì lạ… Vì vậy giữ gìn bản sắc văn hóa là phương châm và hành động của mỗi cá nhân

6. Bố cục tác phẩm Bản sắc là hành trang

- Phần 1: Khái niệm hội nhập

- Phần 2: Giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam

- Phần 3: Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Bản sắc là hành trang

- Nêu bật được giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Nhấn mạnh vào ý thức của mỗi người trong việc giữ gì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bản sắc là hành trang

- Luận điểm rõ ràng

- Ngôn ngữ sắc bén…

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bản sắc là hành trang

1. Khái niệm hội nhập

- Tác giả đưa ra một khái niệm mới mẻ về hội nhập: “Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển"”

=> Nhấn mạnh việc hòa nhập chứ không hòa tan.

2. Giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam

- Tác giả đưa ra luận điểm về bản sắc “Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi dân tộc người khác trên thế giới."”

- Dẫn chứng:

+ Ngôn ngữ tiếng Việt

+ Trống đồng

+ Tượng chùa Tây Phương....

- Tác giả mượn hình ảnh so sánh chiếc xe Lếch – xớt với cây ô liu.

=> Khẳng định thêm những giá trị của bản sắc văn hóa.

3. Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Tác giả tổng kế và nhấn mạnh về việc tiếp thu văn hóa nhân loại là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

IV. Đọc tác phẩm: Bản sắc là hành trang

(1) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới.

(2) Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để hơn 80 triệu người không bị hoà lẫn và biến mất trong hơn 6 000 triệu người? Làm thế nào để chúng ta vẫn được nhận biết trong một thế giới dẹt, trong một làng toàn cầu? Câu trả lời cho thời kì hội nhập là bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta. Nếu bản sắc của chúng ta bất diệt, thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt.

Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới. Đó trước hết là tiếng Việt, thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là những thành tựu văn hoá của chúng ta. Là trống đồng, là tượng chùa Tây Phương, là kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Truyện Kiều, là hệ thống giá trị của chúng ta, trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình..

Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt

(Lexus) với cây ô liu, Chiếc xe Lếch-xót đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá.

Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoá đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi.

Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xót vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt.

Bản sắc thậm chí là một lợi thế cạnh tranh. Bởi vì bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn. Ví dụ, phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hoá của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy...

Bản sắc văn hoá còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ của chúng ta.

Nhờ đó, chúng cũng trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng cả trong nước, lẫn ngoài nước.

(3) Tóm lại, tiếp thu tỉnh hoa của nhân loại, nhưng giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.

 (Những nghịch li của thời gian, NXB Thời đại, Hà Nội, 2011)

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Đi trong hương tràm

Tác giả - tác phẩm: Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)

Tác giả - tác phẩm: Bản sắc là hành trang

Tác giả - tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)

Tác giả - tác phẩm: Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá