Theo bảng chỉ dẫn,Ngân biết được vị trí mà mình đang đứng để đến được siêu thị thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng.Điều Ngân nhận biết được gọi là

9.5 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Tin học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tin học. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học (Phần 4)

Câu 10: Theo bảng chỉ dẫn,Ngân biết được vị trí mà mình đang đứng để đến được siêu thị thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng.Điều Ngân nhận biết được gọi là

A.thông tin 

B.vật mang tin 

C.dữ liệu 

D.vật mang tin,thông tin,dữ liệu

Lời giải:

 Chọn A

→ Vì Ngân có thể biết được vị trí của mình đang đứng để tới được siêu thị thì cần phải rẽ phải sau đó là đi thẳng những thứ mà Ngân biết là thông tin nên Ngân mới biết được mình sẽ đi như thế nào và biết chính xác vị trí mình đang ở đâu để tới được siêu thị.

Lý thuyết Thông tin

1. Nguồn thông tin và dữ liệu

- Nhờ các giác quan, con người nhận được các tín hiệu qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác từ xung quanh và chuyển thành thông tin trong não.

Ví dụ: “Hội An có Chùa Cầu với vòm mái cong rất độc đáo”, em biết điều này khi đến xem trực tiếp hoặc xem qua ti vi, đọc sách, báo,…

- Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.

2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Từ thông tin thành dữ liệu

- Nói, viết, vẽ, … là để chuyển thông tin trong não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao thông tin.

Ví dụ: Ghi lại một điều cần chú ý trong bài học vào vở, vẽ sơ đồ khối thể hiện ý tưởng của em để giải bài toán.

- Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau.

Ví dụ: Để tránh làm phiền người khác chỗ đông người, em có thể trao đổi thông tin với bạn qua dấu hiệu gật đầu, mỉm cười hay cử chỉ.

b) Từ dữ liệu đến thông tin

- Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, … là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin.

- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (ảnh 2)

Hình 1.1: Rút ra thông tin từ dữ liệu.

3. Phân biệt dữ liệu với thông tin

- Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.

Ví dụ: Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An; Lớp 10A; Điểm môn Tin học: 10”. Trình bày dạng bảng chia làm ba mục dữ liệu thuộc ba cột.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (ảnh 2)

Hình 1.2: Ví dụ thông tin dạng bảng

- Từ nguồn dữ liệu đầu vào có thể rút ra thông tin khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Các thông tin được rút ra phụ thuộc vào dữ liệu.

4. Tin học và xử lí thông tin trong tin học

- Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình tổ chức, lưu trữ và truyền dẫn thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính.

- Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin là những khái niệm cơ sở ngành tin học.

- Để máy tính xử lí được thông tin thì thông tin đó phải chuyển thành dữ liệu số hóa.

- Ở bậc phổ thông, môn Tin học giúp các công dân tương lai có khả năng sử dụng nhiều phương tiện hữu ích, giúp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá là thông tin và tri thức.

5. Các bước xử lí thông tin của máy tính

Máy tính đã thực hiện ba bước để xử lí thông tin:

- Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số.

- Xử lí dữ liệu.

- Đưa ra kết quả xử lí ra cho con người.

6. Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức

Tháp dữ liệu – thông tin- tri thức minh họa quá trình trích xuất, tinh lọc dần từ dữ liệu thành thông tin, từ thông tin thành tri thức.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (ảnh 3)

Hình 1.3: Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá