Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 6)

1.1 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Tin học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tin học. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học (Phần 6)

Câu 1: Cách tạo màu nền cho 1 trang chiếu?

A. Chọn trang chiếu → Chọn Format / Background → Nháy nút https://hoc247.net/fckeditorimg/upload/images/2(250).png và chọn màu → Nháy nút Apply to All trên hộp thoại

B. Chọn trang chiếu → Chọn Format / Background → Nháy nút https://hoc247.net/fckeditorimg/upload/images/2(250).png và chọn màu → Nháy nút Apply trên hộp thoại

C. Chọn trang chiếu → Chọn Format / Background → Nháy nút Apply trên hộp thoại

D. Chọn trang chiếu → Chọn Format / Background → Nháy nút Apply to All trên hộp thoại

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Chọn trang chiếu => Chọn Format / Background => Nháy nút https://hoc247.net/fckeditorimg/upload/images/2(250).png và chọn màu => Nháy nút Apply trên hộp thoại

Câu 2: Bảng phân quyền cho phép:

A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng

B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL

C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống

D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Bảng phân quyền cho phép phân các quyền truy cập đối với người dùng

Câu 3: Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây:

A. Hình ảnh

B. Âm thanh

C. Chứng minh nhân dân

D. Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử

Câu 4: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính?

A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính

B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá

C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu

D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Một bảng có thể có nhiều khoá nhưng chỉ có một khóa chính. Việc xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu và nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất.

Câu 5: Câu nào là đúng. Sau khi tạo cấu trúc cho bảng thì:

A. Có thể lưu lại cấu trúc và nhập dữ liệu sau

B. Không thể sửa lại cấu trúc 

C. Tạo mẫu hỏi ngay

D. Phải nhập dữ liệu ngay 

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Câu 6: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải:

A. không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán

B. chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu

C. phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật

D. chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên

Lời giải:  

Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật.

Đáp án: C

Câu 7: Cho các thao tác sau :

B1: Tạo bảng     

B2: Đặt tên và lưu cấu trúc   

B3: Chọn khóa chính cho bảng   

B4: Tạo liên kết

Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau:

A. B1→B3→B4→B2

B. B2→B1→B2→B4

C. B1→B3→B2→B4

D. B1→B2→B3→B4

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?

A. Ngăn chặn các truy cập không được phép

B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng

C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn

D. Khống chế số người sử dụng CSDL

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Câu 9: Trong bảng phân quyền, các quyền truy cập dữ liệu, gồm có:

A. Đọc dữ liệu

B. Xem, bổ sung, sửa, xóa và không truy cập dữ liệu

C. Thêm dữ liệu

D. Xem, sửa, bổ sung và xóa dữ liệu

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Xem, sửa, bổ sung và xóa dữ liệu

Câu 10: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện?

A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt

B. Chọn kiểu dữ liệu

C. Đặt kích thước

D. Mô tả nội dung

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Mô tả nội dung

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin?

A. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hóa

B. Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin

C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu

D. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Câu 12: Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là gì? Có mấy loại hiệu ứng động? Hãy nêu sự khác nhau của các loại hiệu ứng động đó.

Lời giải:  

-  Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là đổi lại cách xuất hiện của các đối tượng trong bài trình chiếu.

- Có hai loại hiệu ứng động:

• Hiệu ứng động: Hiệu ứng tạo cách thức cũng như thời điểm xuất hiện của các đối tượng trên trang chiếu (văn bản, hình ảnh, biểu đồ,...) khi trình chiếu.

• Hiệu ứng chuyển trang chiếu: Hiệu ứng tạo cách thức cũng như thời điểm xuất hiện của các trang chiếu khi trình chiếu.

- Lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động trong bài trình chiếu, đó là : 

 + Giúp cho việc trình chiếu trở lên sinh động và hấp dẫn hơn.

 + Giúp thu hút sự chú ý của người nghe tới những nội dung cụ thể trên trang chiếu;

 + Làm sinh động quá trình trình bày và quản lí tốt hơn việc truyền đạt thông tin.

Câu 13: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?

A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ

B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ

C. Phần mềm Microsoft Access

D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu

Lời giải:  

Hệ QTCSDL quan hệ là Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.

Đáp án: B

Câu 14: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống?

A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,…

B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng

C. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật

D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật
Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: D

Chức năng lưu biên bản hệ thống:
+ Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu, …

+ Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật.

Câu 15: Kiến trúc hệ CSDL gồm:

A. Hệ CSDL tập trung và CSDL phân tán

B. Hệ CSDL phân tán và hỗn hợp. 

C. Hệ CSDL cá nhân và CSDL nhiều người dùng

D. Hệ CSDL khách – chủ và CSDL trung tâm.

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 16: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ?

A. Sắp xếp các bản ghi

B. Thêm bản ghi mới

C. Kết xuất báo cáo

D. Xem dữ liệu

Lời giải:  

Khai thác CSDL quan hệ có thể là sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo.

Đáp án: B

Câu 17: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua:

A. Địa chỉ của các bảng

B. Thuộc tính khóa

C. Tên trường

D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa)

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Thuộc tính khóa

Câu 18: Chọn phát biểu đúng khi nói về vòng lặp while 

A. Vòng lặp while sẽ kiểm tra điều kiện trước khi thực hiện khối lệnh. 

B. Vòng lặp while sẽ kiểm tra điều kiện sau khi thực hiện khối lệnh. 

C. Vòng lặp while sẽ kiểm tra điều kiện trong khi thực hiện khối lệnh. 

D. Vòng lặp while sẽ thực hiện khối lệnh sau đó kiểm tra điều kiện.

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 19: Máy tính là gì? 5 thành phần cơ bản của máy tính

Lời giải:  

Máy tính là gì?

Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc dữ liệu. Nhiệm vụ của máy tính là lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu. Khi sử dụng máy tính, người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau như: gửi Email, nhập tài liệu, truy cập trang web, chơi game,…

5 thành phần cơ bản của máy tính

#1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Nếu máy tính được ví như cơ thể người thì CPU đóng vai trò là bộ não của máy tính. Chức năng của CPU là: xử lý dữ liệu, điều khiển thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

#2. Bo mạch chủ (Mainboard)

Nếu CPU đóng vai trò là bộ não thì bo mạch chủ chính là xương sống của máy tính. Thành phần này có khả năng nối kết các linh kiện và các thiết bị bên ngoài theo một khối thống nhất.

#3. Bộ xử lý đồ họa (GPU)

Đây được xem là thành phần cực kỳ “ám ảnh” đối với các game thủ vì chúng có khả năng giúp máy tính tạo ra những hình ảnh cao cấp nhất (hình ảnh trong các loại trò chơi điện tử).

#4. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

Thành phần này có khả năng thiết lập một không gian nhớ tạm giúp máy tính hoạt động. Mặc dù có tên gọi là bộ nhớ nhưng RAM sẽ không lưu trữ dữ liệu khi người dùng tắt máy. Vì vậy, RAM còn được gọi là bộ nhớ “dễ bay hơi”.

#5. Ổ cứng (HDD, SSD)

Thành phần cuối cùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng của máy tính đó chính là ổ cứng. Đây được xem là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của người dùng. Những loại máy tính hiện đại sử dụng ổ đĩa cứng (HDD) hoặc ổ cứng thể rắn (SSD).

Câu 20: Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau đây?

A. Chọn trường đưa vào báo cáo

B. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó 

C. Gộp nhóm dữ liệu

D. Bố trí báo cáo và chọn kiểu trình bày

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Với báo cáo, ta không thể làm được việc: Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó 

Câu 21: Cho thủ tục sau: Procedure Thutuc(x,y,z: integer); Các biến x,y,z được gọi là:

A. Biến toàn cục

B. Tham số hình thức. 

C. Biến cục bộ.

D. Tham số thực sự.

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 22: Trong Stato bộ phận nào được ghép cách điện với nhau?

A. Lõi thép và dây quấn.

B. Lõi thép và Stato.

C. Stato và Rôto.

D. Dây quấn và Rôto.

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 23: Để gộp các ô và căn chỉnh nội dung vào chính giữa ô gộp đó ta sử dụng nút lệnh:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 5) (ảnh 12)

Lời giải:  

Đáp án đúng: C

Câu 24: Trong bảng sau đây, mỗi học sinh chỉ có mộ mã số (Mahs):

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 5) (ảnh 13)

Khoá chính của bảng là:

A. Khoá chính = {Mahs}

B. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi, Toan}

C. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi, Li}

D. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi}

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 25: Viết chương trình nhập N số nguyên nhập từ bàn phím, in ra màn hình số nhỏ nhất và lớn nhất?

Lời giải:  

program tim_max_min ;

var i,n,max,min:integer;

a:array[1..100] of integer;

begin

write('nhap do dai cua day so n=');readln(n);

writeln('nhap cac phan tu cua day so :');

for i:=1 to n do

begin

write('a[',i,']=');readln(a[i]);

end;

max :=a[1] ; min:=a[1];

for i:=2 to n do

begin

if max <a[i] then max :=a[i];

if min >a[i] then min :=a[i];

end;

writeln('so lon nhat la:',max);

writeln('so be nhat la:',min);

readln

end.

Câu 26: Nếu những bài toán mà câu hỏi chỉ liên quan tới một bảng, ta có thể:

Top of Form

A. Thực hiện thao tác tìm kiếm và lọc trên bảng hoặc biểu mẫu

B. Sử dụng mẫu hỏi

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: A

Nếu những bài toán mà câu hỏi chỉ liên quan tới một bảng, ta có thể thực hiện thao tác tìm kiếm và lọc trên bảng hoặc biểu mẫu

Câu 27: Câu nào đúng

A. Thư mục mẹ và thư mục con có thể trùng tên 

B. Hai tệp trong hai thư mục khác nhau không được trùng tên 

C. Thư mục con và thư mục mẹ không được trùng tên 

D. Thư mục và tệp trong thư mục đó không được trùng tên

Lời giải:  

→ A. Thư mục mẹ và thư mục con có thể trùng tên

Vì thư mục con bên trong thư mục mẹ nên trùng tên không sao

Câu 28: Phân biệt ưu và nhược điểm của hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán?

Lời giải:  

*Sự phân tán dữ liệu và các ứng dụng có một số ưu điểm so với các hệ CSDL tập trung:

  • Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng.

  • Dữ liệu được chia sẻ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương (dữ liệu đặt tại mỗi trạm)

  • Dữ liệu có tính sẵn sàng cao.

  • Dữ liệu có tính tin cậy cao vì khi một nút gặp sự cố, có thể khôi phục được dữ liệu tại đây do bản sao của nó có thể được lưu trữ tại một nút khác nữa.

  • Hiệu năng của hệ thống được nâng cao hơn.

  • Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. Có thể thêm nút mới vào mạng máy tính mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các nút sẵn có.

*So với các hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán có một số hạn chế như sau:

  • Hệ thống phức tạp hơn vì phải làm ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với người dùng.

  • Chi phí cao hơn.

  • Đảm bảo an ninh khó khăn hơn.

  • Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu khó hơn.

  • Việc thiết kế CSDL phân tán phức tạp hơn.

Câu 29: Cho khai báo mảng như sau: Var m : array[0..10] of integer ;

Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng?

A. a[10];

B. a(10);

C. a[9];

D. a(9);

Lời giải:  

Đáp án đúng: C. a[9];

Câu 30: Mô tả nào dưới đây về hàm là sai?

A. Phải trả lại kết quả.

B. Phải có tham số.

C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó.

D. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó.

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 31: Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.

B. Phần khai báo có thể có hoặc không có tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể.

C. Phần đầu có thể có hoặc không có cũng được. 

D. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con.

Lời giải:  

Đáp án đúng: C

Phần đầu có thể có hoặc không có cũng được. 

Câu 32: Viết chương trình in bảng cửu chương ra màn hình như sau:

- Hàng thứ nhất in ra bảng nhân 1, 2, 3, 4, 5

- Hàng thứ hai in ra bảng nhân 6, 7, 8, 9, 10

Lời giải:  

Chương trình:

for i in range(1,11):

    for j in range(1,6):

         print(j,"x",i,"=",i*j, end="\t")

    print()

print()

for i in range(1,11):

    for j in range(6,11):

         print(j,"x",i,"=",i*j, end="\t")

    print()

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 5) (ảnh 14)

Câu 33: Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:

A. Read(<biến tệp>);

B. Read(<biến tệp>,);

C. Read(, <biến tệp>);

D. Read();

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 34: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:  

Đáp án đúng B.

Cấu trúc chung của chương trình gồm các phần là 2 phần, bao gồm phần khai báo và phần thân chương trình, khi diễn giải cú pháp của ngôn ngữ lập trình người ta thường đặt các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên đặt giữa cặp dấu <> và phần tùy chọn (có thể có hoặc không) đặt giữa cặp dấu [].

*Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Cấu trúc chung của chương trình gồm 2 phần:

– Phần khai báo: nằm đầu mỗi chương trình, là phần có thể có hoặc không, chứa các khai báo như: khai báo tên chương trình, tên thư viện, hằng,.

Khai báo tên chương trình: có thể có hoặc không. Với Pascal, nếu có, phần khai báo tên chương trình được bắt đầu bằng từ khóa program, tiếp đến là tên chương trình:

         Program <tên chương trình>,

Trong đó, tên chương trình là tên do người lập trình đặt theo qui định về tên.

Ví dụ:

program pt__b2;

hoặc program bai_toan1;

Khai báo thư viện: mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng các chương trình đó cần khai báo thư viện chứa nó.

Ví dụ, khai báo thư viện:

– Trong Pascal:   Uses crt,

– Trong C++:     #includc

Thư viện crt hoặc stdio.h cung cấp các chương trình có sẵn đế làm việc với màn hình văn bản và bàn phím. Chẳng hạn, để xóa những gì có trên màn hình: ttrong Pascal ta dùng lệnh clrscr; còn trong C++ dùng lệnh clrscr () ,

Khai báo hằng: thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

Ví dụ, khai báo hằng:

– Trong Pascal:

   Const MaxN = 1000;

PI = 3.1416;

– Trong C++:

   Const int MaxN = 1000;

   Const float PI = 3.1416;

Khai báo biến: Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và phải khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.

+ Phần thân chương trình: nằm sau phần khai báo, trong cặp từ khóa begin và end, là phần bắt buộc phải có, chứa các lệnh để giải quyết bài toán.

Ví dụ, thân chương trình trong Pascal:

    Begin

[< Dãy lệnh>]

    End;

– Phần thân chương trình chi có một câu lệnh writeln, đưa thông báo ra màn hình. Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh printf đưa thông báo ra màn hình.

Lưu ý rằng phần quan trọng nhất không thể thiếu được là phần thân chương trình.

Câu 35: Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa

Top of Form

A. Program.

B. Procedure.

C. Function.

D. Var.

Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: C

Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa Function (hàm). Cấu trúc khai báo hàm: Function < tên hàm > [(< danh sách tham số >)] : < kiểu dữ liệu >;

Câu 36: Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa

A. Program

B. Procedure

C. Function

D. Var

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa Procedure

Câu 37: Biến cục bộ là gì?

A. Biến được khai báo trong chương trình con

B. Biến tự do không cần khai báo

C. Biến được khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ được sử dụng cho CTC 

D. Biến được khai báo trong CTC nhưng được sử dụng trong chương trình chính 

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 38: Khác với thủ tục trong thân của hàm cần có

Lời giải:  

Giống nhau: Cả thủ tục và hàm đều là chương trình con cấu trúc giống như một chương trình chính trừ dòng đầu tiên và kết thúc bằng END; (thay vì END.). Cả thủ tục va hàm có thể chứa các tham số (tham số giá trị và tham số biến), cùng tuân theo quy định về khai báo và sử dụng các loại tham số này.

Khác nhau: Việc sử dụng hàm luôn trả về giá trị kết quả thuôc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm.

Hàm và thủ tục là bài học khó trong chương trình Tin học lớp 11. Học sinh không chỉ nắm rõ cấu trúc của thủ tục và hàm mà còn phải biết cách sử dụng tham số của chương trình con.

Để phần nào giúp học sinh hiểu rõ bài học hơn, loạt bài viết về Hàm và Thủ tục sẽ được đăng theo từng nội dung trong mỗi bài viết.

Phần 1: So sánh Hàm (function) và Thủ tục (procedure)

Cấu trúc chương trình:

1) Procedure [()];[];

[];

2) Function [()]:;

[];

[];

:= ;

Giống nhau: Hàm và thủ tục là các chương trình con có chức năng thực hiện một công việc nào đó trong chương trình chính. Về cấu trúc chung đều giống nhau.

Khác nhau:

Hàm sau khi thực hiện công việc sẽ trả về một giá trị cho tên hàm.

Thủ tục khi thực hiện công việc không trả về một giá trị cho tên thủ tục.

Ví dụ: Chương trình tính tích của hai số nguyên a và b.

Function Tich(a, b: integer): integer;

Var Kq: Integer;

Kq := a*b;

Tich := Kq;

Procedure tt_Tich(a, b: integer);

Var Kq: Integer;

Kq := a*b;

Write(Tích của , a, và , b, là , Kq);

Nhận xét:

Vì hàm hàm trả về giá trị sau khi thực hiện nên có lệnh gán kết quả cho tên hàmTích := Kq;và cũng chính vì vậy nên sau khai báo tên hàm có khai báo têm kiểu dưữ liệu trả vềTich(a, b: integer): integer;

Thủ tục không trả về kết quả nên có câu lệnh xuất kết quả ngay trong thủ tụcWrite(Tích của , a, và , b, là , Kq);

Trong chương trình chính, khi sử dụng hàm và thủ tục cũng cần chú ý:

Vì hàm trả về một giá trị thông qua tên gọi của nó nên ta có thể viết hàm trong biểu thức, hay xuất ra trong câu lệnh write. Ví dụ:

+tich(2, 5) * 5> cho kết quả 50

+write(tich(2, 5))> in ra màn hình giá trị 10

Thủ tục không trả về giá trị thông qua tên của nó do đó ta không thể sử dụng như hàm trong ví dụ trên à chỉ có thể gọi thủ tục như một câu lệnh độc lập. Ví dụ:

+Khi viếttt_Tich(2, 5);>sẽ in ra màn hình số 10

+ Khi viếttt_Tich(2, 5) * 5> Chương trình dịch báo lỗi !

Câu 39: Viết chương trình kiểm tra số nhập vào có chia hết cho 3 hoặc 5 hay không?

Lời giải:  

uses crt

var a:real;

begin

writeln('Nhap so can tim:');

readln(a);

if (a mod 3=0) then

writeln(‘So chia het cho 3’)

else if (a mod 5=0) then

writeln('So chia het cho 3')

else then writeln('So khong chia het cho 3 hooc 5);

reodin;

end.

Câu 40: Chèn ảnh gõ word

Lời giải:  

Cách cắt ảnh:

Bước 1: Vào phần ảnh và nhấn: Ctrl +F10

Bước 2: Cắt ảnh vào màn hình và để lại ảnh gốc

Bước 3: Dán vào bằng cách bấm: Ctrl +V

Đoạn văn:

Minh và Khoa là hai bạn đầu tiên tớ gặp và làm quen trong ngày đầu đến nhận lớp ở trường Tiểu học.

Ngay ở cổng trường tớ nhìn thấy Khoa, ấn tượng đầu tiên về Khoa là cặp kính cận khá dày cậu ấy đeo. Cậu ấy cũng đang ngơ ngác đi tìm lớp giống tớ. Tớ ra làm quen và hỏi cậu ấy học lớp nào, không ngờ cả hai đều học cùng lớp. Bọn tớ cùng nhau đi tìm lớp chứ không dám hỏi các anh chị lớn hơn. Đến cửa lớp thì gặp ngay Minh. Minh đang vui vẻ hướng dẫn các bạn vào lớp. Trông cậu ấy rất nhanh nhẹn, thông minh và láu lỉnh. Tớ và Khoa nhìn thấy là mến cậu ấy ngay.

Cả ba bọn tớ cùng làm quen và chơi thân với nhau từ ngày đầu đi học.

Câu 41: KB MB GB cái nào lớn hơn

Lời giải:  

TRONG CÁC ĐƠN VỊ ĐÓ LÀ MG VÌ 1 GB = 1 TỈ BYTE CÒN 1MB THÌ BẰNG 1 TRIỆU BYTE VÀ 1 KB BẰNG 1 NGHÌN BYTE VÌ VẬY GB LÀ LỚN NHẤT

Câu 42: Để tham chiếu tới phần tử của xâu ta sử dụng cú pháp nào trong các cú pháp sau?

A. Tên biến xâu[chỉ số xâu] 

B. Tên biến xâu[kiểu số xâu] 

C. Tên biến xâu[chỉ số phần tử] 

D. Tên biến xâu[kiểu phần tử] 

Lời giải:  

Đáp án đúng: C

Tên biến xâu[chỉ số phần tử] 

Câu 43: Trong ngôn ngữ lập trình Python, xâu kí tự là:

A. Dãy các ký tự trong bảng mã ASCII

B. Dãy các kí tự

C. Mảng các kí tự

D. Tập hợp các chữ cái và các chữ số trong bảng chữ cái tiếng Anh.

Lời giải:  

Đáp án: B. Dãy các kí tự.

Trong ngôn ngữ lập trình Python, xâu kí tự (string) là một loại dữ liệu dùng để biểu diễn và lưu trữ các dãy các kí tự, bao gồm các kí tự chữ cái, số, dấu chấm, dấu phẩy, khoảng trắng, các kí tự đặc biệt, v.v.

Xâu kí tự trong Python được biểu diễn bằng cặp dấu ngoặc kép hoặc cặp dấu nháy đơn xung quanh dãy các kí tự. Ví dụ: "Hello world", '12345', "!@#$%^&*", v.v.

Câu 44: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:

A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản

B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu

C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản

D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản

Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản

Câu 45: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên dương a,b,c từ bàn phím in ra KQ 3 số đó có thể là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác hay ko_?

Lời giải:  

uses crt;

var a,b,c:integer;

begin

clrscr;

write('a='); readln(a);

write('b='); readln(b);

write('c='); readln(c);

if (a>0) and (b>0) and (c>0) then

begin

if (a+b>c) and (a+c>b) and (b+c>a) then writeln('day la 3 canh trong mot tam giac')

else writeln('day khong la 3 canh trong mot tam giac');

end

else writeln('vui long nhap 3 so lon hon 0');

readln;

end.

Câu 46: Viết chương trình nhập vào 2 dãy kí tự số a và b (a,b<=255 kí tự) đổi 2 dãy đó ra số nguyên rồi tính tổng 2 số đó

Lời giải:  

uses crt;
var a,b:string;
x,y:int64;
code,code1:integer;
begin
clrscr;
write('nhap day ki tu so a: '); readln(a);
write('nhap day ki tu so b: '); readln(b);
val(a,x,code);
val(b,y,code1);
writeln('tong cua hai day ki tu la: ',x+y);
readln;
end.

Câu 47: Viết chương trình nhập từ bàn phím số nguyên dương n, n nhỏ hơn bằng 200,và dãy số nguyên A gồm n phần tử. In ra màn hình số các số dương chẵn, tính TBC các phân tử có giá trị trong phạm vi từ trừ 1000 đến 1000

Lời giải:  

uses crt;

var a:array[1..200]of integer;

i,n,tbc,dem:integer;

begin

clrscr;

write('Nhap n='); readln(n);

for i:=1 to n do 

  begin

       write('A[',i,']='); readln(a[i]);

  end;

writeln('Cac so duong chan la: ');

for i:=1 to n do 

  if (a[i] mod 2=0) and (a[i]>0) then write(a[i]:4);

writeln;

tbc:=0;

dem:=0;

for i:=1 to n do 

  if (-1000<=a[i]) and (a[i]<=1000) then

begin

tbc:=tbc+a[i];

dem:=dem+1;

end;

writeln('Trung binh cong cac phan tu co gia tri trong pham vi tu -1000 den 1000 la: ',tbc/dem:4:2);

readln;

end.

Câu 48: Trong Access, dữ liệu kiểu ngày tháng được khai báo bằng:

A. Day/Type

B. Date/Type

C. Day/Time

D. Date/Time
Lời giải:  

Đáp án đúng: D

Vì Trong Access, dữ liệu kiểu ngày tháng được khai báo bằng Date/Time

Câu 49: Kí hiệu <> trong pascal là gì

Lời giải: 

26 chữ cái la tinh lớn: A,…,Z
26 chữ cái la tinh nhỏ: a,…,z
Dấu gạch dưới: _
Bộ chữ số thập phân: 0,…,9
Các ký hiệu toán học: + – * / = < > ( )
Các ký hiệu đặc biệt: . , ‘ : ; [] ? %
@ | ! & # $ {}
Khoảng trắng- ký tự cách.

Câu 50: Phần mềm nào sau đây không phải là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

A. Microsoft Access

B. Oracle

C. Microsoft SQL server

D. Microsoft Excel

Lời giải:  

Đáp án D.

Microsoft Excel không phải là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.

Câu 51: Bảo mật trong hệ CSDL hạn chế tối đa sai sót của người dùng?

A. Đúng

B. Sai

C. Không đúng, không sai

D. Không có đáp án

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 52: Viết chương trình tính tổng các số chẵn số tự nhiên từ 1 đến 100.

Lời giải:  

Program viet_chuong_trinh_tinh_tong;
Uses Crt;
Var i,s:integer;
Begin
Clrscr;
i:=2;
While (i>1) and (i<=100) do
Begin
s:=s+i;
i:=i+2;
End;
Writeln(S);
Readln;
End.

Câu 53: Viết chương trình Pascal để thực hiện các công việc sau:

-Nhập từ bàn phím 4 số tự nhiên a,b,c,d

-Hiển thị ra màn hình số lơn hơn 4 số vừa nhập

Lời giải:  

uses crt;

var ln,a,b,c,d:integer;

begin

clrscr;

write('a='); readln(a);

write('b='); readln(b);

write('c='); readln(c);

write('d='); readln(d);

ln:=a;

if ln

if ln

if ln

writeln('so lon nhat trong 4 so la: ',ln);

readln;

end.

Câu 54: Để di chuyển tệp tin sang thư mục khác, em chọn lệnh nào trong các lệnh sau đây?

A. Edit → Copy

B. Edit → Cut

C. Edit → Paste

D. Edit → Delete

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Để di chuyển tệp tin sang thư mục khác, em chọn lệnh nào trong các lệnh Edit => Cut

Câu 55: Nội dung trên trang chiếu có thể là:

Top of Form

A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh

B. Biểu đồ, trang vẽ, ca khúc

C. Văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, đoạn phim …

D. A và B đều đúng

Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: C

Nội dung trên trang chiếu có thể là văn bản, hình ảnh, biểu đồ minh họa, các tệp âm thanh, đoạn phim … Chúng ta gọi các nội dung này là các đối tượng.

Bottom of Form

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tin học có đáp án (phần 5) (ảnh 15)

 Trang chiếu nội dung thường có văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, biểu đồ minh hoạ,...

-> Chúng ta gọi cách ngắn gọn các nội dung nói trên là các đối tượng trên trang chiếu.

Bố trí nội dung có nghĩa là cách thức sắp xếp vị trí của các thành phần nội dung (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...) trên trang chiếu.

  • Trang tiêu đề là trang đầu tiên của bài trình chiếu, cho biết chủ đề của bài trình chiếu đó.

  • Những trang còn lại là các trang nội dung của bài trình chiếu.

Câu 56: Phần mềm diệt virus là:

A. Phần mềm hệ thống 

B. Phần mềm công cụ 

C. Phần mềm ứng dụng 

D. Phần mềm tiện ích

Lời giải:  

Đáp án: D 

Giải thích : Phần mềm diệt virus là phần mềm tiện ích vì nó là phần mềm giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn.

Câu 57: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra

A. Máy chiếu

B. Modem

C. Màn hình

D. Webcam

Lời giải:  

Đáp án B.

Modem vừa là thiết bị vào và vừa là thiết bị ra. Nó là thiết bị vào khi nó nhận thông tin dữ liệu trên mạng Internet vào trong máy tính, còn nó là thiết bị ra khi nó truyền dữ liệu trong máy tính lên trên mạng Internet.

Câu 58: Một số ví dụ về phần mềm hệ thống là gì?

Lời giải:  

Phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế để cung cấp nền tảng cho phần mềm khác . Ví dụ về phần mềm hệ thống bao gồm các hệ điều hành (OS) như macOS, GNU / Linux, Android và Microsoft Windows, phần mềm khoa học tính toán, công cụ trò chơi, công cụ tìm kiếm, tự động hóa công nghiệp và phần mềm như một ứng dụng dịch vụ.

Câu 59: Viết chương trình in ra màn hình họ và tên của mình

Lời giải:  

Program Tao_Xau_Ho_Ten;
Var HT, H, T :String;
VT,SL, i : Byte;
Begin
Write('Nhap Ho va Ten 1 nguoi :'); Readln(HT);
i:=1; SL:=0;
While HT[i]<>' ' do
Begin
SL:=SL+1;
i:=i+1;
End;
H:=Copy(HT,1,SL);
i:=Length(HT); SL:=0;
While HT[i]<>' ' do
Begin
SL:=SL+1;
i:=i -1;
End;
VT:=Length(HT) - SL +1;
T := Copy(HT,VT,SL);
Writeln('Ho la :',H);
Writeln('Ten la :,T);
Readln.

Câu 60: Viết một chương trình chấp nhận đầu vào là một câu, đếm số chữ cái và chữ số trong câu đó.

Lời giải:  

s=input('Nhập câu của bạn: ”)

# Bài tập Python 16, Code by Quantrimong.com

d=("DIGIT":0,"LETTER":0}

for c in s:

if c.isdigit():

d("DIGITS"]+=1

elif c.isalpha():

d("LETTERS"]+=1

else:

poss

print ("Số chữ cái là:”, d["LETTERS"])

print ("Số chữ số là:”, d[“DIGITS"])

Câu 61: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính

B. Bảng

C. Hàng

D. Cột

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 62: Tham số bảo vệ của hệ thống là:

-  Mật khẩu của người dùng

-  Các phương pháp mã hóa thông tin

-  Bảng phân quyền

-  Các nhận dạng giọng nói, vân tay, chữ kí điện tử,

… 
Người quản trị hệ thống: 

A. biết tất cả các tham số này 

B. không biết bất cứ tham số nào

C. chỉ biết một vài tham số

D. tất cả các phương án trên 

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 63: Bảo mật cơ sở dữ liệu là gì?

Lời giải:  

Bảo mật dữ liệu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả quy trình, chính sách và công nghệ đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp được bảo mật khỏi sự truy cập bên trong và bên ngoài hoặc hư hỏng, thất thoát dữ liệu, bao gồm các cuộc tấn công độc hại và các mối đe dọa nội bộ.

Câu 64: Việc đầu tiên mà câu lệnh While ... do cần thực hiện là gì?

Top of Form

A. Thực hiện < câu lệnh > sau từ khóa Do

B. Kiểm tra giá trị của < điều kiện >

C. Thực hiện câu lệnh sau từ khóa Then

D. Kiểm tra < câu lệnh >

Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: B

Việc đầu tiên mà câu lệnh While ... do cần thực hiện là kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước đầu.

Câu 65: Viết chương trình pascal tính chu vi và diện tích hình tròn với bán kính r đươc nhập từ bàn phím

Lời giải:  

Program chuvihinhtron_dientichhinhtron;

Uses crt;

Var   R: integer ;

        S,C : real;

Const   Pi=3,14;

Begin

   clrser;

Writeln(‘R= ‘); Readln(R);

C:=Pi*2*R;

S:=Pi*R*R;

Writeln(‘Chu vi la C= ‘,C);

Writeln(‘Dien tich la S= ‘,S);

Readln

End.

Câu 66: Trong Pascal, lệnh clrscr được dùng để làm gì?

A. Xóa màn hình

B. In thông tin ra màn hình

C. Nhập dữ liệu từ bàn phím

D. Tạm dừng chương trình

Lời giải:  

Đáp án đúng: A. Xóa màn hình

Trong Pascal, lệnh clrscr được dùng để xóa màn hình

Câu 67: Câu lệnh viết đúng cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước

A. While < điều kiện > to < câu lệnh >;

B. While < điều kiện > to < câu lệnh 1 > do < câu lệnh 2 >;

C. While < điều kiện > do ;< câu lệnh >;

D. While < điều kiện > do < câu lệnh >;

Lời giải:  

Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:

   while <điều kiện> do <câu lệnh>; trong đó:

   + Điều kiện: thường là 1 phép so sánh

   + Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.

   Đáp án: D

Câu 68: Cho mảng T gồm 20 phần tử thuộc kiểu nguyên. Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

a. Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng T từ bàn phím

b. Viết hàm tính giá trị trung bình của các phần từ vừa nhập

c. Viết hàm tính tổng các số chia hết cho X (X nhập từ bàn phím)

 Lời giải:  

Chương trình đề xuất                                       

   Program kiemtrahk2;                                                      
   type   mang=array[1..20] of integer;                                     
   var    n,i,x:integer;   T:mang; 
  a.                                          
   procedure nhap(var T:mang; n:integer);                                   
   begin                                                                     
         for i:= 1 to n do                                                    
               begin                                                        
                   write('T[',i,']='); 
                    readln(T[i]); 
                end; 
   end; 

b. 

function    trungbinh(var a:mang; n:integer):real;                      
   var tb:real;    stb:integer;                                            
   begin                                                                    
         stb:=0; 
               for i:= 1 to n do 
                     stb:=stb+T[i]; 
                     tb:=stb/n; 
                      trungbinh:=tb; 
        end; 

c. 

function tongchia(var T:mang;var x:integer; n:integer):real;                
 var schia:real;                                                           
begin                                                                      
      schia:=0; 
         for i:= 1 to n do 
               if T[i] mod x=0 then          schia:=schia+T[i]; 
         tongchia:=schia; 
   end; 
   begin                                                                   
          nhap(T,20);                                                         
          xuat(T,20); writeln;                                              
          write( ‘Trung binh la:’,trungbinh(T,20):6:4); writeln; 
          write( ‘nhap so nguyen x= ’);      readln(x); 
          write( ‘    Tong       cac      so    chia     het    cho’,x,’ 
   la:’,tongchia(T,x,20):6:2);readln 
     end. 

Câu 69: Em hiểu lệnh lặp theo nghĩa nào dưới đây?

A. Một lệnh thay cho nhiều lệnh

B. Các câu lệnh được viết lặp đi lặp lại nhiều lần

C. Vì câu lệnh có tên là lệnh lặp

D. Cả (A), (B), (C) đều sai

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Lệnh lặp là một lệnh thay cho nhiều lệnh

Câu 70: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên bất kì , in ra màn hình số lớn hơn trong hai số

Lời giải:  

program abc;
uses crt;
var a,b,max : integer;
begin
clrscr;
write ( ' nhap a =' );
readln (a);
write ( ' nhap b = ');
readln (b);
a:=max;
if max
write ( ' so lon nhat la',max);
readln;
end.

Câu 71: Viết chương trình nhập vào mảng các số nguyên A gồm tối đa 30 phần tử, các phần tử có giá trị không quá 255? Thông báo ra màn hình phần tử lớn nhất và vị trí của nó trong mảng?

Lời giải:  

Var a:array[1..30] of integer;

i,n,d,max:integer;

Begin

Write('Nhap so luong phan tu cua mang ');readln(n);

For i:=1 to n do

Begin

Write('Nhap phan tu thu ',i,' = ');readln(a[i]);

End;

max:=a[1];

For i:=2 to n do

Begin

If a[i] > max then

Begin

max:=a[i];

d:=i;

End;

End;

Write('Phan tu lon nhat la ',max,' o vi tri ',d);

Readln;

End.

Câu 72: Viết chương trình giải phương trình bậc nhất: ax + b = 0 (a khác 0)

Lời giải:  

Var a,b,x:real;

begin

write('Nhap so a = ');readln(a);

write('Nhap so b = ');readln(b);

if a = 0 then write('Khong phai phuong trinh bac nhat')

else

begin

x:=-b/a;

write('Phuong trinh co nghiem x = ',x:10:2);

end;

readln;

end.

Câu 73: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên có n phần tử. In ra màn hình phần tử nhỏ nhất, phần tử lớn nhất và giá trị trung bình của danh sách ra màn hình.

Lời giải:  

Program MAX_MIN_AVG;
Uses crt;
Var a:array[1..20] of integer;
i,n,max,min,sum:integer;
Begin
Clrscr;
Writeln('TIM MAX, MIN, AVERAGE CUA MOT DAY SO');
Writeln('---------------------------');
Write('Nhap so phan tu cua day n='); readln(n);
For i:=1 to n do
Begin
      Write('Nhap a[',i,']=');readln(a[i]);
End;
Min:=a[1]; Max:=a[1]; Sum:=0;
For i:=1 to n do
Begin
      If (Min > a[i]) then Min:=a[i];
      If (Max < a[i]) then Max:=a[i];
      Sum :=sum+a[i];
End;
Writeln('Day so vua nhap la: ');
Writeln('-------------------------');
For i:=1 to n do
       Write(a[i]:4);
Writeln;
Writeln('Gia tri lon nhat la:',Max);
Writeln('gia tri nho nhat la:',Min);
Writeln('gia tri trung binh la:',Sum/n:6:2);
Readln;
End.

Câu 74: Các biến được khai trong chương trình chính được gọi là:

A. Biến cục bộ

B. Biến toàn cục

C. Tham số thực sự

D. Tham số hình thức

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 75: Trong Pascal, các hàm, thủ tục liên quan đến đồ họa được chứa trong thư viện nào sau đây?

A. GRAPH

B. CRT

C. DOS

D. SYSTEM

Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: A

Trong Pascal, các hàm, thủ tục liên quan đến đồ họa được chứa trong thư viện GRAPH. Thư viện này cho phép thực hiện các thao tác đồ họa cơ bản như vẽ điểm, đường thẳng, tô màu…

Câu 76: Phát biểu nào sau đây đúng về Thư viện các chương trình con chuẩn?

A. Chứa các thủ tục, hàm con chuẩn

B. Chứa các tài liệu huớng dẫn sử dụng ngôn ngữ lập trình

C. Chứa các thông tin thông báo lỗi của ngôn ngữ lập trình

D. Chứa các dữ liệu nhập xuất của chương trình

Lời giải:  

ĐÁP ÁN ĐÚNG: A

Chương trình con gồm có các hàm và thủ tục. Vậy thư viện các chương trình con chuẩn sẽ chứa các hàm, thủ tục chuẩn.

Câu 77: Trong Pascal, thư viện Dos là nơi chứa các thủ tục ...

A. tạo thư mục, thiết lập giờ hệ thống ,...

B. vào, ra mà các chương trình đều dùng tới

C. làm việc với máy in

D. điều khiển các loại bảng mạch đồ họa

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Trong Pascal, thư viện Dos là nơi chứa các thủ tục tạo thư mục, thiết lập giờ hệ thống ,...

Câu 78: Trong Access, để khai báo số điện thoại 01267777777 ta dùng kiểu dữ liệu nào ?

A. Curency    

B. Text      

C. AutoNumber 

D. Number

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 79: Viết chương trình tính tổng s=1+3+5+...+n (n nhập trên bàn phím)

Lời giải:  

program bai1;

var n,i,s:longint;

begin

write('N= ');readln(n);

s:=0;

for i:=1 to n do

s:=s+i;

writeln('Tong la ',s);

readln

end.

Câu 80: Dưới góc độ địa lí, mạng máy tính được phân biệt thành:

Top of Form

A. Mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cầu

B. Mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cục

C. Mạng cục bộ, mạng toàn cục, mạng toàn cầu

D. Mạng diện rộng, mạng toàn cầu, mạng toàn cục
Lời giải: 
ĐÁP ÁN ĐÚNG: A

Câu 81: Nguồn để tạo mẫu hỏi là

A. bảng hoặc biểu mẫu     

B. bảng       

C. bảng hoặc mẫu hỏi     

D. mẫu hỏi

Lời giải:  

Đáp án đúng: C

Câu 82: Trò chơi oẳn tù tì" trò chơi có 2 người chơi mỗi người dùng tay để hiện thị 1 trong 3 công cụ sau: kéo bao và búa quy tắc như sau:

kéo thắng bao

bao thắng búa

búa thắng kéo

Viết trương trình mô phỏng cho 2 người chơi và người chơi với máy.

Lời giải:  

int main()

    {

int n;

int a = 1, b =3;

cout << "Moi ban chon :";

cout << "\n1.Keo"; //1 vs 3 thì trả về 1

cout << "\n2.Bua"; //2 vs 1 thì trả về 2

cout << "\n3.Bao"; // 3 vs2 thì trả về 3

    nhap: do{

cout << "\n Nguoi choi chon :";

cin >> n;

if (n < 0 || n>3)

cout << "\nBan nhap sai. Moi ban kiem tra lai";

} while (n < 0 || n>3);

srand(time(0));

int x = a + rand() % (b - a + 1);

if (x == n)

{

cout << "Ban da hoa voi may";

goto nhap;

}

if (x == 1 && n == 3 || (x == 2 && n == 1) || (x == 3 && n == 2))

{

cout << x;

cout << "\nBan da Thua";

}

else 

{

cout << x;

cout << "May da thang";

}

getch();

return 0;

}

Câu 83: < câu lệnh >sau từ khóa do trong câu lệnh while ... do được thực hiện ít nhất mấy lần?

A. 0 lần

B. 1 lần

C. 2 lần

D. Vô số lần

Lời giải:  

Đáp án A

Giải thích: Câu lệnh sau do có thể không thực hiện nếu như điều kiện của câu lệnh lặp không thỏa mãn từ lúc đầu.

Câu 84: Thiết bị không thể thiếu của máy tính là:

A. Con chuột   

B. Ram. 

C. Máy Quét

D. Máy in. 

Lời giải:  

Đáp án đúng: B

Câu 85: Thủ tục delete(st,p,n) thực hiện:

A. Xóa n kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí p;

B. Xóa p kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí n; 

C. Xóa các kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí n đến vị trí n

D. Xóa các kí tự của biến xâu st bắt đầu tử vị trí p đến vị trí p; 

Lời giải:  

Đáp án đúng: A

Câu 86: Trong vòng lặp while, câu lệnh được thực hiện khi?

A. Điều kiện sai

B. Điều kiện đúng

C. Điều kiện không xác định

D. Không cần điều kiện.

Lời giải:  

B. Điều kiện đúng

 Giải đáp nhanh: Trong vòng lặp while, do chưa biết trước số lần lặp nên câu lệnh chỉ được thực hiện khi điều kiện còn đúng.

Câu 87: Viết chương trình nhập số tự nhiên hợp lệ trong khoảng từ 10 đến 20. Nếu số nhập vào không hợp lệ thì yêu cầu nhập lại

Lời giải:  

var a:int64;
begin
read(a);
if (a<10) or (a>20) then writeln('Nhap lai: ');
while(a<10) or (a>20) do read(a);
if (a>10) and (a<20) then writeln(' Thanh cong');
readln;
end.

Câu 88: Viết chương trình kiểm tra số m nhập từ bàn phím là số chẵn hay lẻ

Lời giải:  

program So_chan_hay_le;

uses crt;

var m : integer;

begin

clrscr;

writeln('Nhap so m'); readln(m);

if m mod 2 = 0 then

writeln('Day la so chan')

else writeln('Day la so le');

readln;

end.

Câu 89: Viết chương trình pascal tìm ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của hai số a và b được nhập từ bàn phím 

Lời giải:  

uses crt;

var a,b,ucln,bcnn,i:integer;

begin

clrscr;

write('Nhap a='); readln(a);

write('Nhap b='); readln(b);

ucln:=1;

if a

                        for i:=1 to a do

                         if (a mod i=0) and (b mod i=0) then 

begin

                                     if ucln

                               end;    

                   end else begin

              for i:=1 to b do

                  if (a mod i=0) and (b mod i=0) then

                      begin

                           if ucln

                      end;      

       end;

bcnn:=a*b;

for i:=a*b-1 downto 1 do  

   if (i mod a=0) and (i mod b=0) then      

       begin

             if bcnn>i then bcnn:=i;      

       end;

writeln('Uoc chung lon nhat la: ',ucln); 

writeln('Boi chung nho nhat la: ',bcnn);

readln;

end.

Câu 90: Kiểm tra hai số a, b có phải hai số nguyên tố cùng nhau hay không? (Bài tập Pascal CLB Tin học lớp 6)

Lời giải:  

program nguyen_to_cung_nhau;

uses crt;

var a,b:longint;

function ucln(a,b:longint):longint;

begin

while a<>b do

if a>b then

a:=a-b else

b:=b-a;

if a=b then

ucln:=a;

end;

begin

clrscr;

write('nhap a=');readln(a);

write('nhap b=');readln(b);

if ucln(a,b)=1 then

writeln('la 2 so nguyen to cung nhau')

else writeln('ko la 2 so nguyen to cung nhau');

readln

end.

Câu 91: Tại sao phải dùng câu lệnh mở tệp trước khi đọc/ghi tệp ?

Lời giải:  

Trước khi sử dụng tệp phải có câu lệnh mở tệp để trình dịch biết thực hiện mục đích mở tệp để đọc hay ghi, đồng thời đặt con trỏ tệp vào vị trí thích hợp.

Câu 92: Cách viết phân số trong WPS Office

Lời giải: 

WPS Office thì không viết được phân số, Microsoft Word thì viết được :

−-Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Word trên máy tính, chọn vị trí bạn muốn nhập số thập phân > Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Fn + F9.

−-Bước 2: Nhập công thức EQ(_)\F(X,Y). ( Hoa, thường, kí tự đều đc nha. Đặc biệt phải có dấu "_" nếu không thì sẽ không thực hiện đc phân số)

−-Bước 3:  Nhấn tổ hợp phím Shift + Fn + F9 để hoàn tất việc viết phân số trong Word. 

Câu 93: Tìm và sửa lỗi sai trong đoạn lệnh sau đây: s:=1; for i:=10 to 5 do s:s i

Lời giải: 

a) Câu lệnh bị sai cấu trúc.
 Sửa dấu = thành dấu :=
b) − Điều kiện sau "while" không hợp lệ
 Có thể sửa thành i<10 hay i≤10,...
− Phép nhân không hợp lệ.
 Sửa lại thành T:=T+3i

Câu 94: Sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm máy tính là:

A. Thiết bị công nghệ, phần mềm 

B. Linh kiện điện tử,các vi mạch. 

C. Ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset. 

D. Máy fax, điện thoại, mạng viba

Lời giải: 

A. Thiết bị công nghệ, phần mềm

Câu 95: Muốn tham chiếu đến một phần tử nào đó trong mảng ta cần phải có tối thiểu các thông tin

A. Tên kiểu mảng, tên biến mảng 

B. Chỉ số phần tử, tên kiểu mảng 

C. Tên biến mảng, chỉ số phần tử 

D. Giá trị của phần tử, biến mảng

Lời giải: 

Đáp án: C. Tên biến mảng, chỉ số phần tử.

-Vd: A[1]

Câu 96: Trong ngôn ngữ lập trình Python, hàm S1.find(S2) thực hiện việc gì trong các việc sau?

A. trả về vị trí đầu tiên xuất hiện của sau S1 trong xâu S2

B. Trả về vị trí đầu tiên xuất hiện của xâu S2 trong xâu S1

C. Trả về vị trí cuối xuất hiện của xâu S1 trong xâu S2

D. Trả về vị trí cuối xuất hiện của xâu S2 trong xâu S1

Lời giải: 

Đáp án là B.Trả về vị trí đầu tiên xuất hiện của xâu S2 trong xâu S1

Trong Python, hàm S1.find(S2) trả về vị trí đầu tiên xuất hiện của xâu S2 trong xâu S1. Nếu S2 không xuất hiện trong S1, hàm trả về giá trị -1.

Câu 97: Viết lệnh : Khai báo xâu kí tự , nhập xâu . Thêm vào cuối xâu 1 dòng chữ "10A3" .Đưa ra màn hình xâu cuối cùng

Lời giải: 

C++

#include 

#include 

using namespace std;

int main() {

string str;

getline(cin, str);

str += "\n10A3";

cout << str;

return 0;

}
Python

s = input("Nhập xâu kí tự: ")

s += "\n10A3"

print(s)

Câu 98: So sánh mạng không dây và mạng có dây

Lời giải: 

* So sánh mạng không dây và mạng có dây:

Giống nhau:

- Đều được dùng để máy tính tham gia vào mạng.

- Để tham gia vào mạng, các máy tính đều cần có vỉ mạng.

Khác nhau:

* Mạng có dây:

- Các thiết bị được kết nối với nhau bằng các cáp: cáp quang, cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, ..

- Đường truyển ổn định, có thể truyền xa tùy thuộc vào dây cáp, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài: nắng mưa, độ ẩm, gió....

* Mạng không dây:

- Không cần sử dụng dây cáp mà dùng sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh… để có thể kết nối với nhau.

- Càng xa trung tâm phát thì tín hiệu càng yếu, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết: nắng, mưa... ảnh hưởng đến tốc độ truyền mạng,...

Câu 99: Khi con trỏ ký tự ở ô cuối cùng của kiểu bảng ta gõ phím Tab sẽ

Lời giải: 

Khi con trỏ ký tự ở ô cuối cùng của kiểu bảng ta gõ phím Tab sẽ Word sẽ tự động chèn thêm một dòng mới ở vị trí cuối bảng.

Câu 100: Hàm eof() trả về giá trị TRUE khi nào?

A. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp

B. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu tệp

C. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng

D. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu dòng

Lời giải: 

Hàm eof() (viết tắt từ tiếng anh là End Of File) trả về giá trị TRUE khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.

Đáp án: A

Đánh giá

0

0 đánh giá