Văn bản Tê- dê - Edith Hamilton - Nội dung, tác giả, tác phẩm

5 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Tê- dê Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tê- dê lớp 10.

Tác giả tác phẩm Tê- dê - Ngữ văn 10

I. Tác giả Edith Hamilton

                                    Tê- dê – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Edith Hamilton (1867-1963)

- Bà là một nhà nghiên cứu, nhà văn người Mỹ

- Tác phẩm chính: Con đường Hy Lạp (1930), Con đường La Mã(1932), Thần Thoại (1942)

II. Tìm hiểu tác phẩm Tê-dê

1. Thể loạiVăn bản Tê-dê thuộc thể loại Thần thoại Hy Lạp

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

                    Tê- dê – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tác phẩm văn bản Tê-dê được trích từ  quyển sách Huyền Thoại Phương Tây

3. Phương thức biểu đạt: văn bản Tê-dê có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Tóm tắt văn bản Tê-dê 

- Tác phẩm kể về nhân vật Tê-dê là con của vua xứ A-ten . Chàng là người anh hùng tiêu diệt những tên cướp để giành lại sự bình an cho khách bộ hành. Sau đó, chàng được vua cha đãi tiệc, và tuyên bố với dân chúng đây là con mình. Thêm vào đó, chàng đã tiêu diệt yêu quái để bảo vệ người dân và được lên làm vua xứ A-ten

5. Bố cục văn bản Tê-dê

Văn bản Tê-dê có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1 Từ đầu… khách bộ hành tương lai: Giới thiệu lai lịch chàng Tê-dê anh hùng

- Phần 2 Tiếp theo… A-ten mến mộ: Nhà vua tuyên bố với dân chúng về việc Tê- dê là con mình

- Phần 3 Còn lại : Tê- dê giết chết quái vật và trở thành vua xứ A-ten

6. Giá trị nội dung văn bản Tê-dê

văn bản Tê-dê ca ngợi sự dũng cảm, anh hùng của chàng A-ten dám tiêu diệt cái ác để đòi lại bình an cho nhân dân

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Tê-dê

Truyện chưa yếu tố kì ảo

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tê-dê

1. Nhân vật Tê -dê

- Chàng là con của vua xứ A-ten

- Thuở nhỏ chàng sống ở quê mẹ, trong một thành phố ở phía Nam Hi Lạp

- Khi lớn lên chàng được mẹ kêu đi tìm cha

+ Tê- dê đã sớm có chí anh hùng

+ Chàng không đi thuyền vì quá an toàn, chàng hành động khác người

+ Chàng từ chối đi chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chuẩn bị

+ Tê- dê cho rằng đây là ành động lẩn trốn gian nguy

+ Chàng đã thực hiện chuyến hành trình của mình bằng cách đi bộ

+ Trên đường đi bị những tên cướp quấy nhiễu chàn đã tiêu diệt gọn bọn chúng

+ Tê- dê được dân chúng ngưỡng mộ

+ Chàng được vua tiếp đãi thịnh soạn

+ Sau đó, nhà vua tuyên bố Tê-dê là con trai và là người kế vị của mình

 - Tê- dê đã tiêu diệt quái vật trừ hại cho dân chúng

- Chàng lên làm vua của A-ten

2. Ý nghĩa câu chuyện

- Ca ngợi chí khí anh hùng trừ gian, giệt ác của Tê-dê

- Thể hiện niềm tin của nhân dân về cái ác nhất định sẽ bị trừng trị

- Người anh hùng luôn có những hành động và suy nghĩ khác thường

- Thể hiện niềm tin  của nhân dân vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

- Kết thúc truyện có hậu

IV. Đọc tác phẩm: Tê-dê

Ê-đi Ha-min-tơn (Edith Hamilton) kể

Người anh hùng vĩ đại của người A-ten (Athens) là Tê-dê. Chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự trong nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-len người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”.

Chàng là con của vua E-giê (Aegeus) tại A-ten. Tuy nhiên thuở nhỏ chàng sống nơi quê mẹ, trong một thành phố phía nam Hy Lạp, Ê-giê quay trở về Hy Lạp lúc Tê-dê chưa sinh ra, nhưng trước khi đi ông có đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong một cái hố và lấp lại bằng một tảng đá lớn. Ông làm việc này với sự chứng kiến của vợ và dặn rằng khi nào đứa con trai – nếu nàng sinh ra con trai – của họ lớn lên đủ mạnh để lăn hòn đá này đi và lấy những thứ cất ở bên dưới thì hãy cho nó đến A-ten nhận cha. Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng. Bà bèn bảo cậu rằng đã đến lúc cậu đi tìm cha và đã có một chiếc thuyền được ông ngoại cậu dành sẵn cho cậu. Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhà. Ý nghĩ của chàng là sớm trở thành một đại anh hùng và an toàn dễ dãi không phải là cách để đạt tới điều đó. Chàng luôn luôn mơ tưởng được như Hê – ra- cờ-lét (Heracles) - vị anh hùng sáng chói nhất trong các anh hùng của người Hy Lạp, và chàng quyết hành động sao cho sáng chói như thế. Điều này hoàn toàn tự nhiên bởi vì hai người là anh em họ

Do đó chàng khăng khăng từ chối chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chàng đã thuyết phục chàng sử dụng, chàng bảo rằng đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ và chàng quyết tâm đi đến Aten bằng đường bộ. Đây là một chuyển đi dài và rất nguy hiểm vì bạn cướp đẩy xây trên đường. Tuy nhiên, chàng đã tiêu diệt sạch bọn chúng, chẳng để sót lại một tên nào có thể quấy nhiều các khách bộ hành tương lai. […]

Ta thể tưởng tượng là cả nước Hy Lạp đã rộn lên bao lời ca ngợi chàng thanh niên đã quét sạch khỏi đất nước này những đầu mối đau khổ cho khách bộ hành. Khi đó đến A-ten chàng đã là một vị anh hùng được tri ân, được nhà vui mời dự đại tiệc và dĩ nhiên ông không biết Tê-dê la con mình. Thực ra ông còn e ngại sự được lòng dân chúng rộng rãi của chàng trai này, cho rằng hắn có thể được dân chúng tôn lên làm vua, nên ông cho mời chàng là tôi với ý định đầu độc chàng. Âm mưu này không phải của ông mà là của Mê-đê (Medea), nhân vật nổi tiếng trong cuộc săn tìm bộ lông cừu bằng vàng, nàng ta đã biết được Tê-dê là ai, nhờ ở pháp thuật của mình, và đã gây được ảnh hưởng lớn với Ê-giê, Nàng không muốn vị thế của mình bị suy giảm vì sự xuất hiện của gã con trai này. Nhưng trong lúc nàng là đưa chén thuốc độc mời Tê-dê thì Tê-dê vì muốn được cha mình tức khắc nhận ra trình nên rút thanh kiếm ra. Nhà vua nhận ngay ra thanh kiến ấy và hất chén thuốc độc xuống đất. Mê-dê tẩu thoát như nàng vẫn luôn làm thế.

Vua Ê-giê sau đó tuyên cáo khắp nước rằng Tê-dê là con trai và là người kế vị mình. Nhân vật thừa kế ngai vàng sau này ngay sau đó đã có cơ hội để tự mình làm cho người dân A- ten mến mộ.

Nhiều năm trước khi chàng đến A-ten, thành phố này đã trải qua một tài hoạ khủng khiếp. Mi-nô- xơ (Minos), vị vua đầy quyền lực của xa Cơ-rét (Crete) đã bị mất đứa con trai duy nhất của mình là Ăng-đrô-giê (Androges) trong khi cậu ta đến thăm vua xứ A - ten. Ê-giê đã làm một điều mà không một người chủ nhà nào dám làm; ông bắt vị khách của mình thực hiện một cuộc viễn chinh hiểm nghèo đi giết một con bò mộng nguy hiểm. Nhưng rồi con bò mộng đã giết chết chàng trai. Vua Mi-nô-xơ đem quân đánh chiếm A-ten và tuyên bố sẽ làm cỏ đất nước này nếu mỗi chín năm người dân ở đây không cống nạp cho ông một đoàn bảy thiếu nữ và bảy thanh niên. Một số phận khủng khiếp cho đợi những con người này. Khi đến Cơ- rét họ sẽ bị đem cho quái vật Mi – nô- tơ (Minotaur) ăn thịt.

Mi-nô-tơ là một con quái vật một nửa hình bò mộng, một nửa hình người, con của Pa- đi- pha -ê (Pasiphae – vợ của Mi- nô - xơ) và một con bò mộng trắng tuyệt đẹp. Thần Pô-de-i-đông (Poseidon) đã tặng cho Mi-nô-xơ con bò mộng này để ông ta hiến tế cho thần nhưng Mi-nô- xơ không nỡ giết chết con bò và giữ lại cho mình. Để trừng trị Mi- nô-xơ, thần Pô-de-i-đông đã khiến cho Pa-đi-pha- ê say mê con bò này đến phát điên.

Khi Mi- nô - tơ được sinh ra, Mi-nô-xơ đã không giết nó. Ông truyền cho Đê-đan (Daedalus), một kiến trúc sư và nhà sáng chế đại tài, xây một chỗ để giam nhốt nó sao cho nó không thể thoát ra được. Đê-đan đã xây dựng nên Mê cung nổi tiếng khắp thế giới. Một khi đi vào trong ấy, người ta sẽ đi theo mãi những con đường ngoằn ngoèo của nó mà chẳng bao giờ tìm được lối ra. Những chàng trai cô gái thành A-ten sẽ lần lượt được đưa vào đây cho Mi-nô-xơ không có đường nào để trốn thoát cả. Dù chạy hướng nào họ cũng sẽ đâm sầm vào con quái vật, còn nếu đứng yên thì nó sẽ từ trong Mê cung lao ra bất cứ lúc nào. Đấy là số phận đang chờ đợi mười bốn nam nữ thanh niên chỉ vài ngày sau khi Tê-dê đến A-ten. Đã sắp đến ngày giao nộp cống vật.

Tê-dê tức thời buớc tới tự nguyện làm một trong các nạn nhân. Tất cả mọi người đều mến yêu lòng tốt của chàng và khâm phục sự cao thượng của chàng – nhưng không ai có ý nghĩ rằng chàng tính chuyện đi giết con quái vật. Tuy nhiên, chàng đã nói với cha mình và hứa rằng nếu thành công thì lúc trở về chàng sẽ cho kéo chiếc buồm màu trắng lên thay cho chiếc buồm màu đen của chiếc thuyền chở cống vật, để cho vua Ê-giê biết tin sớm trước khi thuyền đến đầu tiên là con mình được bình an

Khi các nạn nhân trẻ tuổi được đua đề Cơ - rét, họ phải diễu qua trước dân chúng trên đường đi tới Mê cung, A – ri- an(Ariadne), con gái vua Mi-nô xơ, cũng ở trong số người đứng xem và khi mới nhìn thấy Tê-dê nàng đã đem lòng yêu chàng. Nàng cho mời Đê-đan và bảo ông phải chỉ cho nàng cách để thoát ra khỏi Mê cung, rồi nàng cho tìm gặp Tê-dê để bảo với chàng rằng nàng sẽ giúp chàng thoát ra nếu chàng hứa đưa nàng về A-ten và cưới nàng làm vợ. Như ta có thể đoán được, chàng đã sẵn sàng chấp nhận điều này và nàng đã chỉ cách mà Đê - đan đã nói với nàng, đó là một cuộn chỉ mà chồng sẽ buộc một đầu vào bên trong cánh cửa và sẽ trải dần ra trong lúc bước đi. Chàng đã làm thế và chắc chắn nành sẽ tìm được đường ra khi cần chàng bèn mạnh dạn đi vào Mê cung để tìm con Mi-nô-tơ. Chàng thấy nó đang ngủ và lao vào ghìm chặt nó xuống đất rồi dùng nằm tay - chàng chẳng có vũ khí nào khác - đấm con quái vật cho đến chết […]

Khi Tê-dê rời khỏi cuộc chiếu khủng khiếp thì cuộn chỉ vẫn còn ở đấy. Có cuộn chỉ trong tay, con đường đã ra thật là dễ dàng. Những người kia đi theo chàng rồi họ đón A-ri-an cùng lên thuyền vượt biển hướng về A-ten.

Trên đường về họ ghé vào đảo Na – xô - xơ (Naxos) và những gì xảy ra ở đây đã được kể lại khác nhau. Một truyện thì nói rằng Tê-dê đã bỏ rơi A-ri-an. Nàng ta ngủ quên và Tê-dê đã cho thuyền ra đi mà không có nàng, nhưng rồi thần Đi-ô-ni-dô- xơ (Dionysus – thân Rượu) đã tìm thấy và an ủi nàng. Một truyện khác thì nói nhẹ tội hơn cho Tê-dê. Nàng bị say sóng dữ dội, phải đưa vào bờ cho tỉnh lại, trong lúc Tê-dê quay trở về truyền làm vài việc cần, một luồng gió mạnh đẩy chiếc thuyền ra biển và giữ ở ngoài đó một thời gian lâu. Khi quay trở lại thì A-ri-an đã chết và chàng vô cùng đau khổ.

Cả hai truyện trên đều giống nhau ở chỗ là khi về gần đến A-ten chàng đã quên căng cánh buồm màu trắng. Do quá vui mừng vì sự thành công của chuyến đi khiến họ không còn nhớ gì trong đầu hoặc do chàng quá buồn phiền vì chuyện A-ri-an. Từ nhiều ngày qua, vua Ê-giê đã từ trên đỉnh E-rô-pô-lít (Aeropolis) mỏi mắt trông chừng ra biển và rồi ông nhìn thấy cánh buồm màu đen, ông nghĩ đây là dấu hiệu con mình đã chết, nên ông đã gieo mình từ mỏm đá cao xuống biển. Vùng biển nơi ông đã chết từ đó gọi là biển Ê-giê.

Tê-dê trở thành vua xứ A-ten, vị vua sáng suốt nhất và liêm khiết nhất. Chàng tuyên bố với dân chúng rằng chàng không muốn cai trị họ, chàng muốn lập một chính quyền nhân dân trong đó mọi người đều bình đẳng. Chàng từ bỏ vương quyền và tổ chức một khối cộng đồng, lập một hội trường lớn dễ các công dân hội hợp và biểu quyết. Chức vụ duy nhất mà chàng còn giữ lại cho mình là chức Tổng chỉ huy quân đội. Nhờ đó A-ten trở thành một thành phố hạnh phúc và thịnh vượng nhất trên Trái Đất, mái nhà duy nhất của nền tự do chân chính, một nơi trên Trái Đất mà người dân tự quản lí mình. Vì lí do này mà trong trận đại chiến của Bảy vị anh hùng chống xứ Te-bơ (Thebes) khi những người Te-bơ chiến thắng không chịu chôn xác quân địch đã chết thì những người bại trận đã quay sang nhờ Tê-dê và dân A-ten giúp đỡ, vì tin rằng những con người tự do dưới một nhà lãnh đạo như thế sẽ không bao giờ để cho người chết sa cơ phải chịu xử tệ. Họ đã nghĩ không sai. Tê-dê liền dẫn quân đi đánh xử Te-bơ, chiến thắng quân Te-bơ và buộc họ phải để cho người chết được chôn cất. Nhưng khi đã là người chiến thắng chàng không bắt người dân Te-bơ phải chịu các thứ tội mà họ đã gây ra. Chàng tỏ ra vô cùng hào hiệp. Chàng không cho quân sĩ của mình vào thành phố để cướp bóc. Chàng đến đây không phải để xâm hại Te-bơ mà là để chôn cất những người đã chết, và sau khi làm xong nhiệm vụ này chàng dẫn quân trở về A-ten.

(Theo Ê-di Ha-min-tơn, Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, NXB Mỹ thuật, Hà Nội, 2004)

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Chữ người tử tù

Tác giả - tác phẩm: Tê- dê

Tác giả - tác phẩm: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Tác giả - tác phẩm: Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

Tác giả - tác phẩm: Mùa xuân chín

Đánh giá

0

0 đánh giá