Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6 trang 63, 64, 65 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

1.7 K

Trả lời các câu hỏi bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6 trang 63, 64, 65 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6 trang 63, 64, 65

Đọc và làm bài tập

Ba anh em

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6 trang 63, 64, 65 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Xưa, có ba anh em sống với nhau rất hòa thuận. Đến khi họ có gia đình riêng thì tình cảm anh em không còn được như trước nữa.

Cha mẹ già lần lượt qua đời. Mấy anh em chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trong vườn, cành lá xum xuê. Một người em nhất quyết đòi chia nốt. Mấy anh em gọi thợ về chặt cây để xẻ thành ván rồi chia.

Đến hôm định hạ cây xuống, ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm cây mà khóc. Hai người em thấy vậy, bảo:

- Một thân cây khô héo đáng giá bao nhiêu mà anh phải thương tiếc thế?

Người anh đáp:

- Anh không khóc vì tiếc cái cây. Nhưng anh buồn vì cỏ cây biết sắp phải chia lìa còn khô héo, huống chi anh em ta là ruột thịt. Anh nhìn cây nghĩ đến tình anh em nên mới khóc.

Nghe anh nói, hai người em cùng òa khóc. Từ đó, gia đình ba anh em lại sống với nhau êm ấm như xưa. Cây cổ thụ đã khô héo cũng xanh tươi trở lại. 

Truyện dân gian Trung Quốc

Tiếng Việt lớp 3 trang 64 Câu 1: Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:

a) Đoạn 1 câu chuyện cho biết ba anh em sống với nhau thế nào?

- Trước kia hòa thuận, về sau không được như trước nữa.

- Trước sau đều không hòa thuận với nhau.

- Trước sau đều hòa thuận, không có gì thay đổi.

b) Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau?

- Vì cây cổ thụ đã khô héo.

- Vì cả ba anh em đều cần có gỗ.

- Vì một người em nhất quyết đòi chia.

c) Chuyện gì xảy ra khi mấy anh em chuẩn bị hạ cây cổ thụ?

- Cây cổ thụ xum xuê khác thường.

- Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.

- Cây cổ thụ xanh tươi hơn trước.

d) Vì sao người anh cả ôm cây mà khóc?

- Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hòa thuận.

- Vì ông không muốn chia cái cây cho hai người em.

- Vì ông không muốn chia của cải cha mẹ để lại.

e) Chi tiết cây cổ thụ xanh tươi trở lại thể hiện điều gì?

- Cây cổ thụ vui vì nó đã khỏi bệnh.

- Cây cổ thụ vui vì nó mọc cành lá xum xuê.

- Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hòa thuận như xưa. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a) Đoạn 1 câu chuyện cho biết ba anh em sống với nhau thế nào?

- Trước kia hòa thuận, về sau không được như trước nữa.

b) Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau?

- Vì một người em nhất quyết đòi chia.

c) Chuyện gì xảy ra khi mấy anh em chuẩn bị hạ cây cổ thụ?

- Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.

d) Vì sao người anh cả ôm cây mà khóc?

- Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hòa thuận.

e) Chi tiết cây cổ thụ xanh tươi trở lại thể hiện điều gì?

- Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hòa thuận như xưa. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 65 Câu 2: Tìm trong bài đọc:

a) Một từ có nghĩa giống hòa thuận.

b) Một từ có nghĩa trái ngược với khô héo. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời.  

Trả lời:

a) Một từ có nghĩa giống hòa thuận: êm ấm.

b) Một từ có nghĩa trái ngược với khô héo: xanh tươi, xum xuê. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 65 Câu 3: Đặt câu với một từ em vừa tìm được.  

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Cây phượng trước nhà cành lá xum xuê, hoa nở đỏ rực cả một vùng trời.  

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 1 trang 59

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 2 trang 59, 60

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3 trang 61

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 4 trang 61, 62

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 5 trang 62, 63

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 trang 65

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Mái ấm gia đình

Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1

Bài 6: Yêu thương, chia sẻ

Bài 7: Khối óc và bàn tay

Bài 8: Rèn luyện thân thể

Đánh giá

0

0 đánh giá