Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 8: Rèn luyện thân thể | Cánh diều

4.4 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 8: Rèn luyện thân thể sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 8: Rèn luyện thân thể

Đọc: Cùng vui chơi trang 94, 95, 96

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 1: Nói tên môn thể thao ở mỗi bức ảnh:

Đua xe đạp, bóng rổ, bắn súng, đua ngựa, nhảy cao, bóng chuyền 

Cùng vui chơi trang 94, 95, 96 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát các bức ảnh và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Hình 1: đua ngựa.

Hình 2: đua xe đạp.

Hình 3: bắn súng.

Hình 4: bóng rổ.

Hình 5: bóng chuyền.

Hình 6: nhảy cao. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 2: Kể tên một số môn thể thao khác mà em biết.  

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.  

Trả lời:

Một số môn thể thao mà em biết là: Bơi lội, bắn cung, điền kinh, bóng ném, bóng đá, cầu lông, bóng bán, trượt băng nghệ thuật. 

Bài đọc 

Cùng vui chơi

Ngày đẹp lắm bạn ơi

Nắng vàng trải khắp nơi

Chim ca trong bóng lá

Ra sân ta cùng chơi.

 

Quả cầu giấy xanh xanh

Qua chân tôi, chân anh

Bay lên rồi lộn xuống

Đi từng vòng quanh quanh.

 

Anh nhìn cho tinh mắt

Tôi đá thật dẻo chân

Cho cầu bay trên sân

Đừng để rơi xuống đất.

 

Trong nắng vàng tươi mát

Cùng chơi cho khỏe người

Tiếng cười xen tiếng hát

Chơi vui học càng vui. 

Tập đọc 3 (1980)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 1.  

Trả lời:

Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh ngày đẹp trời, nắng vàng, chim ca trong bóng lá.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 2.  

Trả lời:

Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn lên cao rồi lộn xuống, qua chân các bạn nhỏ, đi vòng quanh.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3. 

Trả lời:

Những câu thơ cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo là: Quả cầu giấy xanh xanh / Qua chân tôi chân anh, Anh nhìn cho tinh mắt / Tôi đá thật dẻo chân.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 4: Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là gì? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là: trò chơi giúp cho học sinh thêm nhanh nhẹn, khéo léo, làm tăng cường sức khoẻ và tinh thần thêm thoải mái. Chính nhờ vậy mà khi vào học họ càng phấn khởi, hăng say làm việc, học tập hơn. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Tìm thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ sau:

a) Chơi: chơi cờ,...

b) Đánh: đánh khăng,...

c) Đấu: đấu võ,... 

d) Đua: đua thuyền,...

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

a) Chơi: chơi cờ, chơi chuyền, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt,...

b) Đánh: đánh khăng, đánh cầu lông, đánh bóng bàn,...

c) Đấu: đấu võ, đấu kiếm,...

d) Đua: đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp,... 

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Đặt câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.

Mẫu: Chúng em chơi nhảy dây rất vui. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

- Chúng em đánh cầu lông rất vui.

- Em rất thích xem đua thuyền. 

Tự đọc sách báo trang 96

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thể thao.

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thể thao. 

Trả lời:

Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).

- Cảm nghĩ của em. 

Trả lời:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.

Viết: Ôn chữ viết hoa: L trang 96 

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Viết tên riêng: Lê Quý Đôn

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Viết câu:

Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi

Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh! 

TỐ HỮU

Trả lời:

Em thực hiện viết bài vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng. 

Nói và nghe: Em thích thể thao trang 97, 98

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 1: Tìm tên 14 trò chơi và môn thể thao trong ô chữ dưới đây: 

Em thích thể thao trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Em thích thể thao trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em quan sát và tìm ô chữ.  

Trả lời:

Em thích thể thao trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu 2: Hãy kể cho các bạn nghe về môn thể thao mà em thích.

Gợi ý:

- Đó là môn thể thao gì?

- Có bao nhiêu người tham gia chơi?

- Người chơi có cần dụng cụ gì không?

- Cách thức chơi thế nào? 

Em thích thể thao trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Em dựa vào gợi ý và kể về môn thể thao mà em yêu thích.  

Đọc: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trang 98, 99

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

(Trích)

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trang 98, 99 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kèm, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh.

Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. 

Ngày 27 – 3 – 1946

HỒ CHÍ MINH

Đọc hiểu 

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 1: Để góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân nên làm gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 của bài đọc.  

Trả lời:

Để góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân nên tập thể dục mỗi ngày. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 2: Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có ích lợi gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2 của bài đọc. 

Trả lời:

Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 3: Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh” có nghĩa là gì? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh” có nghĩa là: Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn điều gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối của bài đọc.  

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn đồng bào ai cũng có gắng tập thể dục. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 1: Em hiểu câu “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.” như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Đó là một lời đề nghị (câu khiến).

b) Đó là một lời khen (câu cảm).

c) Đó là một câu hỏi. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu nói để chọn câu trả lời đúng.  

Trả lời:

Chọn đáp án b. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 2: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B thành các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trang 98, 99 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a – 2, b – 3, c – 2.

Viết: Làm đơn tham gia câu lạc bộ thể thao trang 100

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 1: Hãy nói về một câu lạc bộ thể thao mà em biết:

a) Đó là câu lạc bộ của trường hay của nơi em ở?

b) Câu lạc bộ đó có những môn thể thao nào?

c) Em muốn chơi môn thể thao nào? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

a) Đó là câu lạc bộ thể thao của trường em.

b) Câu lạc bộ có những môn thể thao như: bóng bàn, cầu lông, đá cầu, bóng rổ.

c) Em muốn chơi bóng rổ. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 2: Chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống: 

Làm đơn tham gia câu lạc bộ thể thao trang 100 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Làm đơn tham gia câu lạc bộ thể thao trang 100 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Trả lời:

Em tự liên hệ bản thân và điền vào mẫu đơn.  

Đọc: Trong nắng chiều trang 101, 102

Trong nắng chiều

Ruộng làng vừa gặt xong

Thế là thành sân bóng

Cỏ sân ta vàng óng

Khán giả ngồi lên rơm.

 

Mũ đặt vào cọc gôn

Xóm trên và xóm dưới

Mười “tên” chia hai đội

Đen nhẫy tấm lưng trần.

 

Trọng tài đứng giữa sân

Bụm tay làm còi thổi

Cuồng nhiệt quên bắt lỗi

Reo ầm: “Sút! Sút đi!”.

 

Đợt phản công gió lốc

Cú đá xoáy Pê-lê

Thủ môn mồm méo xệch

Đôi bạn cười hê hê.

 

Đàn cò sà ngọn tre

Trong ráng chiều rực đỏ

Những chú bò no cỏ

Đợi “cầu thủ” dắt về. 

ĐỖ TUYẾT PHƯỢNG

 

Trong nắng chiều trang 101, 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 1. 

Trả lời:

Sân bóng của các bạn nhỏ đặc biệt là: đó là ruộng làng sau khi gặt xong, cỏ sân vàng óng.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 2, khổ thơ 3, khổ thơ 4.  

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi là:

- Mười “tên” chia hai đội

Đen nhẫy tấm lưng trần. 

- Trọng tài đứng giữa sân

Bụm tay làm còi thổi

Cuồng nhiệt quên bắt lỗi

Reo ầm: “Sút! Sút đi!”.

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 3: Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”: Các bạn dùng kĩ thuật đá bóng tốt, đưa bóng vào khung thành.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 4: Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 5.   

Trả lời:

Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh là:

Đàn cò sà ngọn tre

Trong ráng chiều rực đỏ

Những chú bò no cỏ 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ nói về môn bóng đá. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Những từ ngữ nói về môn bóng đá trong bài thơ là: sân bóng, cọc gôn,  trọng tài, sút, bắt lỗi, cú đá xoáy, thủ môn, cầu thủ.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Tìm một câu khiến trong bài thơ.  

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3 của bài thơ.  

Trả lời:

Một câu khiến trong bài thơ: Reo ầm: “Sút! Sút đi!” 

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 3: Đặt một câu khiến:

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân.

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình.

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân: Cố lên! Sút đi!

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình: Minh ơi! Chuyền bóng qua đây!

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành: Nam ơi! Tập trung giữ khung thành đi! 

Viết: Cùng vui chơi trang 102

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Nghe – viết: Cùng vui chơi (3 khổ thơ đầu) 

Phương pháp giải:

Em thực hiện bài viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả. 

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ.

Trả lời:

Em hoàn thành bài viết vào vở.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Chọn vần phù hợp với ô trống:

a) Vần oăn hay ăn? 

Cùng vui chơi trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

b) Vần oăt hay ăt? 

Cùng vui chơi trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

c) Vần oeo hay eo?

Cùng vui chơi trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a) Vần oăn hay ăn?

Băn khoăn

Cái khăn

Ngoằn ngoèo

Ngăn cản

b) Vần oăt hay ăt?

Thắt nút

Thoăn thoắt

Loắt choắt

Chỗ ngoặt

Xanh ngắt

c) Vần oeo hay eo?

Giàu nghèo

Ngoằn ngoèo

Ngoẹo cổ

Khéo léo

Khoeo chân

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) Chữ ch hay tr? 

Cùng vui chơi trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 4)

b) Chữ it hay ich? 

Cùng vui chơi trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Trả lời:

a) Chữ ch hay tr?

Bao nhiêu trái hồng đỏ

Treo đèn lồng trên cây

Sớm nay chim đã đến

Mách hồng chín rồi đây. 

NGUYỄN VIẾT BÌNH

b) Chữ it hay ich?

Buổi sáng, ở tít trên ngọn tre có con chích chòe hót ríu rít: “Chuých! Tu chuých! Chòe chòe!”. Bài bảo Nụ: Con chích chòe đang nói: “Tôi thích! Tôi thích múa xòe!”.

Theo HẢI HỒ

Nói và nghe: Em đọc sách báo trang 103

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà. 

Mẫu:

Không chịu đầu hàng

Em đọc sách báo trang 103 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Năm Glin lên 7, cậu bị bỏng nặng cả hai chân. Các bác sĩ cứu sống được cậu bé. Nhưng họ nói với bố mẹ cậu rằng cậu sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời, không đi lại được nữa.

Nhưng vết thương vừa lành, câu bé kiên cường đã bắt đầu tập đi trở lại. Mỗi bước đi đều làm cậu đau buốt. Mặt cậu nhăn lại, mồ hôi túa ra như tắm. Nhưng cậu bé không chịu bỏ cuộc.

Dần dần, Glin đã đi được từng bước ngắn. Chẳng bao lâu sau, trước sự kinh ngạc của mọi người, cậu đã đi lại được bình thường. Nhưng Glin vẫn không dừng ở đó. Cậu quyết tâm tập chạy trên đôi chân chằng chịt vết sẹo.

Sau nhiều năm kiên trì tập chạy, Glin đã trở thành vận động viên chạy đường dài. Rồi cậu bé tàn tật ngày nào trở thành nhà vô địch. Năm 1934. Glin lập kỉ lục thế giới chạy 1 dặm hết 4 phút và 6 giây. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên tiêu biểu nhất thế kỉ 20 của nước Mỹ. 

Theo sách Truyện kể về ý chí và nghị lực

Phương pháp giải:

Em tìm đọc những câu chuyện, bài thơ trong sách, báo, tạp chí.  

Trả lời:

Em dựa vào gợi ý, chủ động hoàn thành bài tập. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

Gợi ý:

- Em thích nhân vật (hoặc hi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?

- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình về câu chuyện.  

Trả lời:

Em dựa vào gợi ý, chủ động hoàn thành bài tập.

Đọc: Người chạy cuối cùng trang 104, 105

Người chạy cuối cùng

Người chạy cuối cùng trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Cuộc đua ma-ra-tông hằng năm diễn ra vào mùa hè. Tôi có nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi ai đó cần được chăm sóc y tế.

- Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! – Tôi nói với người lái xe.

Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau. Ở cuối đoàn đua là một phụ nữ mặc áo thể thao màu xanh da trời. Đôi chân của chị bị tật, tưởng chừng không thể nào bước đi được, nói gì đến chạy. Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng.

Vạch đích đã hiện ra. Ai đó đã chăng một sợi ruy băng hồng ngang đường. Người phụ nữ chầm chậm băng qua. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh.

Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì còn mãi. Với chị, điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bệnh tật của mình. Mỗi lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, hình ảnh “người chạy cuối cùng” lại tiếp thêm động lực cho tôi. 

Theo ĐỖ ANH KHOA

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 1: Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ gì trong cuộc thi ma-ra-tông? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Cuộc đua ma-ra-tông hàng năm” đến “chăm sóc y tế”.  

Trả lời:

Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, chăm sóc y tế cho các vận động viên trong cuộc thi ma-ra-tông.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 2: Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Đoàn người dần tăng tốc” đến “nói gì đến chạy”.  

Trả lời:

Người chạy cuối cùng có điểm đặc biệt là: Đôi chân của chị bị tật.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 3: Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng.  

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Nhìn chị chật vật” đến “những mét cuối cùng”. 

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng là: Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 4: Vì sao hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Cuộc đua đã kết thúc” đến “thêm động lực cho tôi”.   

Trả lời:

Hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn vì: người chạy cuối cùng giúp nhân vật “tôi” nhận ra rằng điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bản thân mình. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Chúng được so sánh về đặc điểm gì?

a) Mặt chị đỏ bừng như lửa.

b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thực đã học để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a) Mặt chị đỏ bừng như lửa: Mặt được so sánh với lửa. Được so sánh về đặc điểm: đỏ bừng.

b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh: sợi ruy băng được so sánh với đôi cánh. Được so sánh về đặc điểm: bay phấp phới. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 2: Xếp các bộ phận của mỗi câu trên vào ô thích hợp trong bảng sau: 

Người chạy cuối cùng trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Mặt chị

đỏ bừng

như

lửa

Sợi ruy băng

bay phấp phới

như

nôi cánh

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 3: Tìm các câu khiến trong bài đọc. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để tìm các câu khiến.  

Trả lời:

Các câu khiến trong bài đọc là:

- Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!

- Cố lên! Cố lên! 

Góc sáng tạo: Bản tin thể thao trang 105

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết một bản tin ngắn (7 – 8 câu) về một hoạt động thể thao ở trường em.

2. Viết một bản tin ngắn (7 – 8 câu) về một buổi thi đấu mà em được xem. 

Bản tin thể thao trang 105 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

3. Giới thiệu và bình chọn những bài làm hay. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Bài tham khảo 1: 

Em đã chứng kiến một trận đá cầu tuyệt đẹp giữa hai cầu thủ của hai đội 5D và 5E vào chiều thứ bảy tuần qua. Đây là trận chung kết để xếp hạng nhất nhì sau một tháng đá vòng loại, chuẩn bị cho “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Cảnh đá cầu tay đôi diễn ra sôi nổi, đầy hấp dẫn. Từ bên phải, quả cầu được anh Trung của Đội 5D dùng chân phải tung lên một đường cầu vồng đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ bay lơ lửng không khác gì một chiếc lá bị gió cuôn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, anh Phong đội 5E vội vàng đưa chân phải về sau chuẩn bị hứng cầu, phản công lại. Ai cũng dán mắt vào quả cầu. Nhìn động tác điều khiển trái cầu và tư thế đón cầu của hai cầu thủ mới thấy vẻ điệu nghệ và kĩ thuật đẹp mắt của họ. Trái cầu bay đi bay lại mấy lượt. Lúc thì nó bay bổng lên cao theo một đường cầu vồng, lúc thì xẹt ngang như một mũi tên bắn, lúc thì tà tà như một chiếc lá bay... Thế rồi, bất ngờ anh Trung nghiêng người dùng chân trái tại một đường vòng cung, quả cầu bay xẹt một đường qua vai anh Phong. Trận đấu kết thúc trong tiếng vọ tay náo nhiệt của chúng em. Đội 5D đã chiến thắng.

Bài tham khảo 2:

Chiều chủ nhật vừa qua, trường em tổ chức thi đấu môn cầu lông giữa các đội khối Năm. Chúng em là những cổ động viên nhiệt tình cho các đội. Mỗi đội gồm có hai cầu thủ, một trai một gái. Đội của lớp 5B gồm có chị Hải Yến và anh Trung Thành. Đội 5C có anh Phi Long và chị Thùy Trang. Trận đấu diễn ra thật quyết liệt. Các tay vợt đều là những cầu thủ có kĩ thuật cao và hiệp động chặt chẽ, nên điểm số của hai đội luôn cân bằng. Nhiều pha bỏ nhỏ hay đập chéo góc của đội này luôn được đội kia đón, đỡ, phản công lại thật tuyệt diệu. Mọi người nhận xét: cả hai đội ngang tài ngang sức. Nhưng trong thi đấu, tất yếu phải có thua có thắng. Đội 5B vừa nhích lên được một điểm thì bất ngờ bị một quả bỏ nhỏ của chị Thùy Trang 5C. Số điểm lại cân bằng. Trận đấu cứ thế keó  dài... Sau phút nghỉ giải lao, hai đội lại tiếp tục trận đấu. Bằng một quả phát bóng lắt léo, anh Trung Thành đã nâng điểm số của đội mình lên. Và tiếp theo sau, chị Hải Yến lại đem về cho đội mình một điểm nữa bằng một cú đập bật lưới. Trận đấu kết thúc trong tiếng la hét rầm trời của những cổ động viên.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Khối óc và bàn tay

Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật

Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Bài 11: Cảnh đẹp non sông

Đánh giá

0

0 đánh giá