Với giải Vận dụng 2 trang 44 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Đạo đức kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh
Vận dụng 2 trang 44 KTPL 11: Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo:
Rất nhiều người, rất nhiều sách báo đã từng nói đến “chữ Tín trong kinh doanh” và hầu hết đều thống nhất rằng chữ Tín trong kinh doanh là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, nhưng làm cách nào để tạo được chữ Tín trong kinh doanh, tạo được niềm tin của khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính nhất, thì không phải doanh nghiệp nào, doanh nhân nào cũng làm được.
Thực tế đã chỉ ra rằng, chữ Tín trong kinh doanh không chỉ là lời hứa suông, tự dưng mà có, mà nó là cả một quá trình lâu dài, thông qua những ứng xử và hành động thực tế nhằm duy trì và thực hiện một cách tốt nhất, nghiêm túc nhất những cam kết và lời hứa của mình.
Nói thì đơn giản vậy, nhưng thực hiện được nó thì không dễ chút nào, bởi không phải tất cả những cam kết, lời hứa nào cũng dễ dàng thực hiện, rất nhiều cam kết không chỉ đòi hỏi đạo đức kinh doanh, sự tận tụy, lòng chân thành mà còn đòi hỏi năng lực, tình độ, chất lượng dịch vụ và không phải chỉ của cá nhân mà của cả một tổ chức.
Chính vì vậy mà nhiều khi để giữ được chữ Tín, giữ được cam kết, chúng ta phải lao động với cường độ cao, phải nỗ lực cao độ, đôi khi vượt cả sức của mình, thậm chí phải chấp nhận thua thiệt về tiền bạc. Như thế vẫn chưa đủ, chúng ta phải luôn giữ gìn chữ Tín, không được phép phạm đến dù chỉ một lần, bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Điều ấy có nghĩa là chúng ta phải luôn tâm niệm “chữ Tín là báu vật” nhưng lại là “báu vật mong manh, dễ vỡ” đòi hỏi chúng ta phải gìn giữ nó hết sức cẩn thận.
Trong một bức thư gửi cháu trai của mình, ông Zebulon, cụ cố của Warren Bufett đã viết rằng:
“Cháu đừng mong có thể kiếm được nhiều tiền ở đâu đó, ông chỉ hy vọng công việc kinh doanh của cháu sẽ tốt đẹp hơn vào mùa xuân. Nhưng nếu cháu không thể làm được điều đó, hãy từ bỏ kịp thời để thanh toán hết nợ nần và giữ lại chữ Tín cho mình, bởi vì nó còn quan trọng hơn cả tiền bạc”.
Có lẽ nhờ học được giữ gìn chữ Tín, hiểu được câu “chữ Tín còn quan trọng hơn tiền bạc” của cụ cố của mình mà sau này Warren Bufett đã trở thành tỷ phú giàu nhất, nhì thế giới.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
A. khuyến khích, cổ vũ.
B. lên án, ngăn chặn.
C. thờ ơ, vô cảm.
D. học tập, noi gương.
Đáp án đúng là: A
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 2. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
Đáp án đúng là: B
Doanh nghiệp K thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.
Câu 3. Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.
A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
B. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
C. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
D. Cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp trên, cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã: buôn bán hàng hóa kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 41 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi 2 trang 43 KTPL 11: Em hãy nêu những biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh mà em biết....
Luyện tập 1 trang 44 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh