Em hãy thực hành xây dựng một ý tưởng kinh doanh trong một hội chợ giả định do chi đoàn

5.8 K

Với giải Luyện tập 2 trang 40 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Luyện tập 2 trang 40 KTPL 11: Em hãy thực hành xây dựng một ý tưởng kinh doanh trong một hội chợ giả định do chi đoàn lớp em tổ chức và phân tích với thầy cô và các bạn ý tưởng kinh doanh đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Ý tưởng kinh doanh trà sữa, nước giải khát (nước ngọt, nước tinh khiết, nước tăng lực,…) trong hội chợ do chi đoàn lớp tổ chức

 Phân tích nguồn lực giúp tạo ý tưởng kinh doanh:

- Lợi thế nội tại:

+ Bản thân có đam mê và một số kiến thức cơ bản trong lĩnh vực pha chế đồ uống.

+ Gia đình có cửa hiệu bán tạp hóa, nên có thể nhập nguồn nguyên liệu với chất lượng tốt, giá cả phù hợp

+ Có sự hiểu biết nhất định về tính cách, thói quen, sở thích của các bạn trong lớp nên có thể gợi ý, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm đồ uống phù hợp với từng cá nhân (ví dụ: bạn A không thích đồ quá ngọt => khi pha chế, sẽ giảm lượng đường, tăng thêm các loại topping…)

- Cơ hội bên ngoài: Trà sữa, nước giải khát,… là những loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Mặt khác, hội chợ thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, nên khách hàng sẽ có nhu cầu sử dụng nước uống.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là

A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).

B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).

C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).

D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.

Câu 3. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là

A. Lực lượng lao động.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Cơ hội kinh doanh.

D. Năng lực quản trị.

Đáp án đúng là: C

Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).

Đánh giá

0

0 đánh giá