Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông H làm việc

826

Với giải Câu hỏi 1 trang 39 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu hỏi 1 trang 39 KTPL 11: Ông H đã thể hiện những năng lực nào trong kinh doanh?

Trường hợp. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông H làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh doanh ô tô. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.

Lời giải:

- Những năng lực của ông H:

+ Năng lực chuyên môn, thể hiện ở việc, ông H đã có kiến thức, kĩ năng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa ô tô, xe máy.

+ Năng lực lãnh đạo, thể hiện qua việc, ông H luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh.

+ Năng lực quản lí, thể hiện ở việc: ông H đã xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.

+ Năng lực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thể hiện qua việc: ông đã tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp.

Lý thuyết Các năng lực cần thiết của người kinh doanh ý kinh doanh

- Để thành công, những người kinh doanh cần có những năng lực cần thiết sau:

+ Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.

+ Năng lực quản lý: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,..

+ Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.

+ Năng lực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá