Sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 2 (Cánh diều): Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

3.4 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Quan sát lược đồ sau cùng với sự hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 trang 6 SBT Lịch sử 7: C. Cô-lôm-bô đã thực hiện cuộc phát kiến địa lí đầu tiên của mình đi về hướng nào?

A. Hướng tây.

B. Hướng đông.

C. Hướng nam.

D. Hướng bắc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 6 SBT Lịch sử 7: Vòng qua châu Phi để đi đến Ca-li-cút (Ấn Độ) là hành trình của

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Ph. Ma-gien-lăng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 6 SBT Lịch sử 7: Năm 1487, nhà hàng hải B. Đi-a-xơ đã thực hiện cuộc thám hiểm

A. đến Ca-ri-bê (thuộc châu Mỹ ngày nay).

B. đến Ca-li-cút (thuộc Ấn Độ).

C. đi qua mũi cực Nam của châu Phi.

D. vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 6 SBT Lịch sử 7: Nhà thám hiểm Ph.Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi thám hiểm trong  khoảng thời gian nào?

A. 1518 - 1520.

B. 1517 - 1521.

C. 1519 - 1522.

D. 1522 - 1523.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 7 SBT Lịch sử 7: Đoạn thông tin sau phản ánh hệ quả tích cực hay tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI? Hãy giải thích.

"Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở chất Mỹ; việc tuyệt diệt những người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ; việc bắt đầu đi cướp bóc và chinh phục miền Đông Ấn, biển châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”.

(Tư bản, Quyển thứ nhất, C. Mác)

Trả lời:

- Đoạn thông tin phản ánh những hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiên địa lí thế kỉ XV - XVI. Vì: sau các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã đến nhiều nơi trên thế giới, gây ra nhiều đau thương, ví dụ như:

+ Cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của các nước ở châu Mĩ, châu Phi, Đông Ấn

+ Buôn bán nô lệ da đen.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng

Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, các nhà thám hiểm tiến hành nhiều cuộc phát kiến địa lí lớn tìm kiếm những vùng đất mới.

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước đi đầu trong quá trình tìm kiếm những vùng đất mới.

- Các cuộc phát kiến địa lí

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũ Hảo Vọng.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

+ Từ 1519 – 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyên đi vòng quanh trái đất.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ: Các cuộc phát kiến địa lí lớn (thế kỉ XV – XVI)

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn

- Hệ quả tích cực:

+ Phát kiến địa lí đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất.

+ Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới;

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Va-xcô đơ Ga-ma cập bến cảng Ca-li-cút (Ấn Độ)

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu.

+ Đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Hạn chế: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Đánh giá

0

0 đánh giá