Giáo án Toán lớp 1 Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài (2 tiết) | Chân trời sáng tạo

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán lớp 1 Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài (2 tiết) sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 1. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Môn học: Toán

Ngày dạy: ....../ ....../ ......

Lớp: .........

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 5. CÁC SỐ ĐẾN 100

 

XĂNG-TI-MÉT. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (2 tiết)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Làm quen với việc nhận biết thuộc tính ‘dài’,  ‘ngắn’ của một vật.

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét(đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).

- So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét ( trong phạm vi 100 cm).

- Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều ngang móng ta, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay.

2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội.

Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).

II/ Thiết bị dạy học

-GV và HS: Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét ( nên sử dụng thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm).

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của HS

1.Hoạt động 1: Khởi động

- HS hát tập thể

2. Hoạt động 2: Bài học và thực hành

2.1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét)

*Mục tiêu: Làm quen với việc nhận biết thuộc tính ‘dài’,  ‘ngắn’ của một vật.Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.

*Phương pháp: Thực hành, trực quan

*Cách thực hiện:

 

a. Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn.

- Gv nêu yêu cầu: Đo chiều ngang phòng học bằng bước chân.

- Mời 2 HS chênh lệch lớn về chiều cao lên bảng và lần lượt đo chiều ngang của phòng học, nêu kết quả đo được. Sau đó GV đo và đọc kết quả đo được.

- Mời HS nhận xét các kết quả đo.

- Hỏi: Tại sao các số đo lại khác nhau?

 

b. Giới thiệu đơn vị đo.

- Tên gọi

 +Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cần những đơn vị đo chính xác, ai đo cũng cho kết quả như nhau, do đó cần có các đơn vị đo thống nhất cho mọi người.

 +Xăng-ti-mét là một đơn vị đo độ dài ( cả thế giới đều dùng).

 + Yêu cầu HS đọc: Xăng-ti-mét (nhiều lần).

- Kí hiệu

 + GV viết lên bảng và mời HS nhắc lại: Xăng-ti-mét viết tắt là cm, đọc là xăng-ti-mét.

+ Yêu cầu HS viết và đọc: 5 cm, 8 cm, 12 cm.

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Quan sát.

 

 

 

 

- Nhận xét.

- Vì: Bước chân của mỗi người khác nhau.

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS đọc

 

 

- HS đọc.

 

 

- Thực hiện

 

 

- Lắng nghe

 

 

..............................................................

..............................................................

..............................................................

Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Toán 1 Chân trời sáng tạo Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài (2 tiết).

Xem thêm các bài giáo án Toán 1 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Đo độ dài (2 tiết)

Giáo án Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài (2 tiết)

Giáo án Em làm được những gì? (3 tiết)

Giáo án Ôn tập cuối năm 1

Giáo án Ôn tập cuối năm 2

Để mua Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Từ khóa :
Toán lớp 1
Đánh giá

0

0 đánh giá