Tìm hiểu thêm thông tin về làng thủ công truyền thống Việt Nam

507

Với giải Vận dụng 2 trang 37 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Vận dụng 2 trang 37 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thêm thông tin về làng thủ công truyền thống Việt Nam, em hãy:

- Mô tả vài nét về một làng nghề thủ công đã có từ thế kỉ XVI - XVIII.

Trả lời:

- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.

- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.

- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Tầng lớp nào được hình thành ở Đàng Trong Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII ?

A. Đại địa chủ

B. Nô lệ

C. Công nhân

D. Nông dân

Đáp án đúng: A

Giải thích

Ở Đàng trong Nông nghiệp có sự chuyển biến rõ rêt, ngày càng phát triển do đó đã dẫn tới sự hình thành của tầng lớp địa chủ mới 

Câu 2: Sự chuyển biến trên các lĩnh vực văn hóa tôn giáo đã cho thấy điều gì?

A. Minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân

B. Minh chứng cho sự giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây

C. Minh chứng cho sự du nhập của các nước phương Tây

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 3: Chữ viết trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì mới?

A. Hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh

B. Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích

- Các giáo sĩ phương Tây ghi âm tiếng Việt bằng cách sử dụng bảng chữ cái La-tinh

+ A-lếch-xăng Đơ-Rốt - người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng các mẫu tự La-tinh

Đánh giá

0

0 đánh giá