Giải SGK Lịch Sử 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

5.3 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 từ đó học tốt môn Lịch Sử lớp 8.

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

1. Những nét chính về tình hình kinh tế

Câu hỏi trang 33 Lịch Sử 8: Khai thác từ liệu 6.1, 6.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII. Sự phát triển nền nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn thế nào?

Khai thác từ liệu 6.1 6.2 và thông tin trong bài em hãy nêu những nét chính

Trả lời:

* Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt:

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.

+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.

+ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.

+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.

- Ở Đàng Trong:

+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.

+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.

* Điểm tích cực và hạn chế:

- Tích cực:

+ Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi.

+ Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

- Hạn chế:

+ Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

+ Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng.

Giải Lịch sử 8 trang 34

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp. Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?

Trả lời:

- Nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,...

+ Các làng nghề thủ công nổi tiếng ở thời kì này, là: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội),...

+ Một số thợ thủ công lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Ý nghĩa:

+ Tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, phong phú và tinh tế.

+ Thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương nghiệp.

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 8: Khai thác các tư liệu 6.4, 6.5, 6.6 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về về tình hình phát triển của thương nghiệp thế kỉ XVI - XVIII. Thương nghiệp thời kì này có những điểm mới gì so với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV - XV)?

Khai thác các tư liệu 6.4 6.5 6.6 và thông tin trong bài em hãy nêu những nét chính

Trả lời:

* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.

- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…

2. Những nét chính về sự chuyển biến trong tín ngưỡng - tôn giáo thế kỉ XVI - XVIII

Câu hỏi trang 35 Lịch Sử 8: Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo? Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc phát triển trong thời kì này.

Trả lời:

- Chuyển biến về tôn giáo:

+ Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.

+ Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.

+ Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng.

- Miêu tả tín ngưỡng thờ thành hoàng làng:

+ Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.

+ Trong tâm thức người Việt, Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.

+ Thờ phụng Thành hoàng là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.

3. Những nét chính về sự chuyển biến trong văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Giải Lịch sử 8 trang 36

Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 8: Nêu những chuyển biến về chữ viết, văn học, khoa học và nghệ thuật giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Chuyển biến về chữ viết, văn học, khoa học và nghệ thuật

- Chữ viết:

+ Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

+ A-lếch-xăng Đơ-Rốt là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh

- Văn học:

+ Văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ. Các tác phẩm tiêu biểu là: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thượng kinh ký sự,…

+ Văn học dân gian cũng phát triển phong phú.

- Khoa học:

+ Sử học: có những công trình tiêu biểu như: Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)...

+ Địa lí: có bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá.

+ Khoa học quân sự: có tác phẩm Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú.

+ Nghệ thuật biểu diễn: hát chèo thịnh hành Đàng Ngoài; hát tuồng phổ biến ở Đàng Trong…

Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 8: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Trả lời:

Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì: loại chữ này có nhiều ưu điểm, như:

+ Số lượng các chữ cái ít nhưng có khả năng ghép chữ linh hoạt, tiện lợi, khoa học.

+ Dễ đọc, dễ nhớ, dễ ghi chép,… nên có khả năng phổ biến trên diện rộng.

+ Giúp người Việt dễ dàng tiếp cận với các thành tựu văn minh khác của thế giới (do: chữ La-tinh là nền tảng cho hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay).

Luyện tập - Vận dụng

Giải Lịch sử 8 trang 37

Luyện tập 1 trang 37 Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét chính trong kinh tế, tôn giáo và văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII

Lĩnh vực

Nét chính

Kinh tế

?

Tôn giáo

?

Văn hóa

?

Trả lời:

Lĩnh vực

Nét chính

Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp ở cả Đàng Trong và Đàng ngoài từng bước được phục hồi và phát triển trở lại.

+ Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng tăng.

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển; xuất hiện thêm nhiều nghề thủ công mới.

+ Có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng.

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Ngoại thương phát triển mạnh.

+ Nhiều đô thị ở Đàng Trong và Đàng Ngoài được hưng khởi.

Tôn giáo

- Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.

- Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.

- Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng.

Văn hóa

- Chữ viết: xuất hiện loại chữ Latinh dùng để ghi âm tiếng Việt.

- Đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực: văn học, khoa học và nghệ thuật.

 

Vận dụng 2 trang 37 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thêm thông tin về làng thủ công truyền thống Việt Nam, em hãy:

- Mô tả vài nét về một làng nghề thủ công đã có từ thế kỉ XVI - XVIII.

Trả lời:

- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.

- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.

- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

Vận dụng 2 trang 37 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thêm thông tin về làng thủ công truyền thống Việt Nam, em hãy:

- Đề xuất những giải pháp để bảo tồn làng nghề đó.

Trả lời:

Đề xuất biện pháp bảo tồn:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể và vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.

- Tôn vinh các nghệ nhân; đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

 Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

1. Những nét chính về tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp

- Ở Đàng Ngoài, thời kì Mạc Đăng Doanh phát triển thịnh trị và nông nghiệp được mùa. Nhưng sau xung đột Nam-Bắc, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Tuy nhiên, ở Đàng Trong, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn, đặc biệt ở vùng sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

- Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn và đất khai hoang vẫn còn nhiều. Chính sách khuyến khích này vẫn còn tác dụng đến đầu thế kỉ XVIII, làm cho tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như ở Đàng Ngoài.

b) Thủ công nghiệp

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng

- Các làng nghề nổi tiếng: Thổ Hà, Bát Tràng, La Khê, Yên Thái, Nho Lâm, các làng đường ở Quảng Nam

- Người dân ở các làng nghề làm ruộng và sản xuất hàng thủ công

- Một số thợ thủ công dời lên thành thị và lập phường để sản xuất và bán hàng.

c) Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị

- Hoạt động buôn bán phổ biến từ thế kỉ XVII, có nhiều chợ làng, huyện, phủ

- Đất kinh kì phố chợ nhộn nhịp nên người dân gọi Thăng Long thời kì này là Kẻ Chợ (người ở thị thành). Đàng Ngoài nổi tiếng với Phố Hiến. Đàng Trong với các địa danh nổi tiếng là Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên

- Người nước ngoài mang đến mặt hàng len dạ, bạc, đồng,... Vũ khí được chúa Trịnh, chúa Nguyễn ưu tiên mua bán với Bồ Đào Nha và Hà Lan. Gạo còn là mặt hàng xuất khẩu.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)2. Những nét chính về sự chuyển biến trong tín ngưỡng - tôn giáo thế kỉ XVI – XVIII

- Làng xã thờ thành hoàng, anh hùng dân tộc; người Việt gắn bó xóm làng, chùa chiền và sân đình là nơi diễn ra những hoạt động sinh hoạt văn hoá chính. Nhiều đình làng được trùng tu lại.

- Nho giáo suy thoái, đạo giáo và Phật giáo phục hồi. Phật giáo phát triển, nhiều chùa được xây dựng ở Đàng Trong. Thiên Chúa giáo được truyền bá đến Đại Việt vào đầu thế kỉ XVI và tăng số giáo dân nhanh chóng đến cuối thế kỉ XVII.

3. Những nét chính về sự chuyển biến trong văn hoá thế kỉ XVI – XVIII

- Cho đến thế kỉ XVII, Tiếng Việt phong phú và có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống.

- Người phương Tây học tiếng Việt bằng chữ cái La-tinh để truyền đạo, dẫn đến hình thành chữ Quốc ngữ do A-lếch-xăng Đơ-Rốt phát triển.

- Thế kỉ XVI - XVIII là thời kì phát triển mạnh mẽ của văn thơ Nôm và văn học dân gian, với nhiều tác phẩm tiêu biểu.

- Công trình sử học, địa lý và quân sự tiêu biểu được viết trong thời kì này.

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp và phong phú, phục vụ cho trang trí kiến trúc đình làng, chùa và tượng thờ.

- Những hình thức sinh hoạt văn hoá như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật, đấu võ trở nên quen thuộc trong lễ hội ở làng quê. Hát chèo phổ biến ở Đàng Ngoài và hát tuồng phổ biến ở Đàng Trong.

Sơ đồ tư duy Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá