Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay

778

Với giải Câu hỏi trang 36 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 8: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Trả lời:

Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì: loại chữ này có nhiều ưu điểm, như:

+ Số lượng các chữ cái ít nhưng có khả năng ghép chữ linh hoạt, tiện lợi, khoa học.

+ Dễ đọc, dễ nhớ, dễ ghi chép,… nên có khả năng phổ biến trên diện rộng.

+ Giúp người Việt dễ dàng tiếp cận với các thành tựu văn minh khác của thế giới (do: chữ La-tinh là nền tảng cho hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay).

Lý thuyết Những nét chính về sự chuyển biến trong văn hoá thế kỉ XVI – XVIII

- Cho đến thế kỉ XVII, Tiếng Việt phong phú và có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống.

- Người phương Tây học tiếng Việt bằng chữ cái La-tinh để truyền đạo, dẫn đến hình thành chữ Quốc ngữ do A-lếch-xăng Đơ-Rốt phát triển.

- Thế kỉ XVI - XVIII là thời kì phát triển mạnh mẽ của văn thơ Nôm và văn học dân gian, với nhiều tác phẩm tiêu biểu.

- Công trình sử học, địa lý và quân sự tiêu biểu được viết trong thời kì này.

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp và phong phú, phục vụ cho trang trí kiến trúc đình làng, chùa và tượng thờ.

- Những hình thức sinh hoạt văn hoá như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật, đấu võ trở nên quen thuộc trong lễ hội ở làng quê. Hát chèo phổ biến ở Đàng Ngoài và hát tuồng phổ biến ở Đàng Trong.

Đánh giá

0

0 đánh giá