Khai thác các tư liệu 6.4, 6.5, 6.6 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về về tình hình phát triển

1.2 K

Với giải Câu hỏi trang 34 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 8: Khai thác các tư liệu 6.4, 6.5, 6.6 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về về tình hình phát triển của thương nghiệp thế kỉ XVI - XVIII. Thương nghiệp thời kì này có những điểm mới gì so với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV - XV)?

Khai thác các tư liệu 6.4 6.5 6.6 và thông tin trong bài em hãy nêu những nét chính

Trả lời:

* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.

- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…

Lý thuyết Những nét chính về tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp

- Ở Đàng Ngoài, thời kì Mạc Đăng Doanh phát triển thịnh trị và nông nghiệp được mùa. Nhưng sau xung đột Nam-Bắc, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Tuy nhiên, ở Đàng Trong, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn, đặc biệt ở vùng sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

- Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn và đất khai hoang vẫn còn nhiều. Chính sách khuyến khích này vẫn còn tác dụng đến đầu thế kỉ XVIII, làm cho tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như ở Đàng Ngoài.

b) Thủ công nghiệp

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng

- Các làng nghề nổi tiếng: Thổ Hà, Bát Tràng, La Khê, Yên Thái, Nho Lâm, các làng đường ở Quảng Nam

- Người dân ở các làng nghề làm ruộng và sản xuất hàng thủ công

- Một số thợ thủ công dời lên thành thị và lập phường để sản xuất và bán hàng.

c) Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị

- Hoạt động buôn bán phổ biến từ thế kỉ XVII, có nhiều chợ làng, huyện, phủ

- Đất kinh kì phố chợ nhộn nhịp nên người dân gọi Thăng Long thời kì này là Kẻ Chợ (người ở thị thành). Đàng Ngoài nổi tiếng với Phố Hiến. Đàng Trong với các địa danh nổi tiếng là Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên

- Người nước ngoài mang đến mặt hàng len dạ, bạc, đồng,... Vũ khí được chúa Trịnh, chúa Nguyễn ưu tiên mua bán với Bồ Đào Nha và Hà Lan. Gạo còn là mặt hàng xuất khẩu.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá