12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Phần 1. 12 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Câu 1. Tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt từ đầu thế kỉ XVI?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Đáp án đúng là: C

Từ đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được truyền bá đến Đại Việt. Ban đầu, tôn giáo mới còn xa lạ với văn hoá bản xứ nhưng đến cuối thế kỉ XVII, số giáo dân tăng lên khá nhanh chóng.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là

A. “Cung oán ngâm khúc”.

B. “Tụng giá hoàn kinh sư”.

C. “Nam quốc sơn hà”.

D. “Bình Ngô đại cáo”.

Đáp án đúng là: A

Thế kỉ XVI - XVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của văn thơ Nôm. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi và tự do của con người, tiêu biểu như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,…

Câu 3. Người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là

A. F. Gác-ni-ê.

B. A-lếch-xăng Đơ-Rốt.

C. H. Ri-vi-e.

D. P. Đu-me.

Đáp án đúng là: B

Nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp - A-lếch-xăng Đơ-Rốtlà người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh

Câu 4. Lê Quý Đôn là tác giả của bộ sử nào dưới đây?

A. Phủ biên tạp lục.

B. Ô châu cận lục.

C. Thiên Nam ngữ lục.

D. Đại Nam thực lục.

Đáp án đúng là: A

Lê Quý Đôn là tác giả của bộ sử Phủ biên tạp lục.

Câu 5. Bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tác phẩm của ai?

A. Lê Quý Đôn.

B. Dương Vân An.

C. Đỗ Bá.

D. Đào Duy Từ.

Đáp án đúng là: C

Đỗ Bá là tác giả của bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

Câu 6. Loại hình nghệ thuật nào thịnh hành ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Hát chèo.

B. Hát tuồng.

C. Nhã nhạc cung đình.

D. Đờn ca tài tử.

Đáp án đúng là: B

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, hát chèo thịnh hành Đàng Ngoài, trong khi đó hát tuồng lại rất phổ biến ở Đàng Trong

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Sản xuất phát triển dưới thời cai trị của Mạc Đăng Doanh.

B. Sản xuất suy giảm khi xung đột Nam - Bắc triều diễn ra.

C. Ruộng công nhiều hơn ruộng tư, nông dân không thiếu ruộng.

D. Từ cuối thế kỉ XVI, sản xuất nông nghiệp dần ổn định trở lại.

Đáp án đúng là: C

- Nông nghiệp Đại Việt ở Đàng Ngoài:

+ Thời kì trị vì của Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540) dù ngắn ngủi vẫn là một thời kì phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.

+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.

+ Từ cuối thế kỉ XVII, nền nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.

+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng đất diễn ra trầm trọng.

Câu 8. Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực

A. sông Hồng và sông Đà.

B. sông Gianh và sông Thu Bồn.

C. sông Hồng và sông Thái Bình.

D. sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Đáp án đúng là: D

Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước trong các thế kỉ XVII - XVIII.

Câu 9. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVII, XVIII là

A. khai mỏ, khắc bản in, làm đường cát trắng,…

B. đúc đồng, dệt lụa, làm giấy,…

C. khắc bản in, làm giấy, dệt lụa,…

D. làm đường cát trắng, làm thủy tinh, gốm sứ,…

Đáp án đúng là: A

Bên cạnh sự phát triển của nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,...

Câu 10. Các đô thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. Kẻ Chợ, Phố Hiến,…

B. Thanh Hà, Hội An,…

C. Bến Nghé, Cù Lao Phố,…

D. Mỹ Tho, Tiền Giang,…

Đáp án đúng là: A

Cùng với Kẻ Chợ, Đàng Ngoài còn nổi tiếng với Phố Hiến (Hưng Yên) nên dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến".

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các đô thị dần suy tàn, dân cư thưa thớt.

B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi, thường họp theo phiên.

C. Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước, như: Nhật Bản, Hà Lan,…

D. Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự hưng khởi của nhiều đô thị.

Đáp án đúng là: A

Tình hình thương mại của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

- Ngoại thương phát triển mạnh, có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới.

- Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự hưng khởi của nhiều đô thị:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ, Phố Hiến,…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,…

Câu 12. Câu ca dao nào dưới đây không đề cập đến các làng nghề thủ công truyền thống người Việt?

A. “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.

B. “Quê em có đá Ngũ Hành/ Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng”.

C. “Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô/ Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ”.

D. “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần”.

Đáp án đúng là: D

Câu ca dao “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần” phản ánh về chợ phiên ở các làng quê của Việt Nam (hoạt động nội thương)

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

1. Những nét chính về tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.

+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.

+ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.

+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.

- Ở Đàng Trong:

+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.

+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.

b) Thủ công nghiệp

- Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.

- Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,...

- Các làng nghề thủ công nổi tiếng ở thời kì này, là: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội),...

- Một số thợ thủ công lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng.

c) Thương nghiệp và sự hưng khởi các đô thị

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

- Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

2. Những nét chính về sự chuyển biến trong tín ngưỡng - tôn giáo thế kỉ XVI - XVIII

- Tín ngưỡng:

+ Các tín ngưỡng truyền thống, như: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng anh hùng dân tộc,… vẫn được duy trì.

+ Nhiều đình làng được xây dựng và trùng tu lại.

- Tôn giáo:

+ Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.

+ Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.

+ Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng.

3. Những nét chính về sự chuyển biến trong văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

- Chữ viết:

+ Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

+ A-lếch-xăng Đơ-Rốt là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Văn học:

+ Văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ. Các tác phẩm tiêu biểu là: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác)...

+ Văn học dân gian cũng phát triển phong phú.

- Sử học: có những công trình tiêu biểu như: Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)...

- Địa lí: có bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá.

- Khoa học quân sự: có tác phẩm Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú.

- Nghệ thuật biểu diễn:

+ Hát chèo thịnh hành Đàng Ngoài.

+ Hát tuồng rất phổ biến ở Đàng Trong

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Đánh giá

0

0 đánh giá